Đôi khi, tất cả chúng ta đều biết rằng việc mang điện thoại di động khi đi vào nhà vệ sinh là một hành động thiếu vệ sinh nhưng chúng ta vẫn không thay đổi thói quen xấu này.
3 nhà khoa học đã trao đổi về sự nguy hại cũng như biện pháp để giảm nguy bị nhiễm các loại vi khuẩn có hại vào cơ thể khi sử dụng điện thoại trong toilet. Và đây là câu trả lời:
Đây một hành động tưởng chừng vô hại nhưng lại không hề tốt chút nào đâu. Khi bạn sử dụng điện thoại trong toilet thì cũng đồng nghĩa là cơ thể của bạn tăng khă năng tiếp xúc với vô số loại vi trùng như salmonella, E. Coli và C.
Vấn đề lo lắng chính ở đây là sau khi đi vệ sinh xong bạn thường rửa sạch tay để tránh vi khuẩn nhưng điện thoại của bạn thì không được rửa và bạn đã vô tình mang vi khuẩn đi khắp mọi nơi.
Chuyên gia vệ sinh Tiến sĩ Lisa Ackerley nói với trang Metro rằng bạn hoàn toàn có thể nhận biết được những nguy hại bạn gặp phải khi bạn sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh và hãy để ý những gì tay của bạn chạm vào.
“Sau khi vệ sinh xong vùng kín của bạn, bạn nhanh chóng cầm ngay chiếc điện thoại thì bạn chẳng cần phải rửa tay nữa đâu vì các vi khuẩn đã bám hết trên điện thoại và tay của bạn rồi ", Tiến sĩ Ackerley nói.
Tiến sĩ Ron Cutler, giám đốc khoa học y tại Đại học Queen Mary ở London, cho biết: "Về cơ bản, bạn chỉ cần không mang điện thoại của bạn vào nhà vệ sinh thì bạn không cần phải quá lo lắng về việc nhiễm virus và sự ô nhiễm có trong nhà vệ sinh".
Ông cho rằng, mức độ ô nhiễm khác nhau tùy thuộc vào mỗi nhà vệ sinh khác nhau. Một nhà vệ sinh riêng cho một văn phòng nhỏ có thể không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng đáng phải bàn tới, nhưng nhà vệ sinh ở bệnh viện hoặc ở trên một con tàu du lịch nơi mà virus có thể trú ngụ là khác nhau.
Việc sử dụng riêng một cái nhà vệ sinh không phải là một ý kiến tồi tệ bởi vì bạn sẽ không bị nhiễm vi khuẩn từ chính bản thân đâu nhưng người khác thì có thể bị bệnh đấy.
Vì vậy, bạn nên biết rằng dế yêu của bạn sẽ có nguy cơ có rất nhiều vi trùng bám xung quanh nếu bạn mang nó vào một cái nhà vệ sinh công cộng.
Có phải bàn tay là con đường chính khiến điện thoại bị nhiễm khuẩn không?
Đó là con đường chính, nhưng không phải là con đường duy nhất.
“Sử dụng vòi xả để rửa sau khi đi vệ sinh, nước lẫn chất thải có thể bắn ra xung quanh gây mất vệ sinh", bác sĩ Ackerley nói. Đó là lý do tại sao bạn không nên để bàn chải đánh răng của bạn gần nhà vệ sinh.
Cũng vì lý do này mà bạn cũng không nên đặt điện thoại của bạn trên cuộn giấy vệ sinh vì trên nó cũng bám rất nhiều vi khuẩn.
Điện thoại của bạn có thể bị nhiễm khuẩn trong bao lâu?
Vi trùng có thể tồn tại tới một vài ngày trên điện thoại của bạn.
“Điện thoại nóng lên một chút sẽ tạo cho vi khuẩn một môi trường ấm áp để sinh sôi. Nếu khi ăn đồ ngọt và chẳng may bạn để lại một lớp phủ có chất ngọt dính vào điện thoại thì đây cũng là một môi trường lí tưởng hơn cho vi khuẩn nảy nở, phát triển”, Tiến sĩ Ron Cutler cho biết.
Thực sự thì bạn có thể vô tình làm cho “dế’ yêu của bạn nhiễm vô số vi khuẩn mà bạn không hề hay biết đấy.
Val Curtis, Giám đốc của Tập đoàn Y tế môi trường tại London, nói với trang Metro: "Điều quan trọng là bạn phải nhận thức được rằng vi trùng ở khắp mọi nơi".
Trong khi có thể bạn ý thức bảo vệ mình nhưng bạn lại có thể lây bệnh từ cho một người khác mượn điện thoại hoặc bạn có thể bị nhiễm vi khuẩn từ điện thoại của người khác.
Tiến sĩ Curtis nói rằng việc rửa bằng nước sạch và xà phòng sau khi đi vệ sinh, không nên mang điện thoại vào nhà vệ sinh để tránh bị nhiễm khuẩn không những tốt cho bản thân bạn mà còn giúp bảo vệ những người xung quanh.
(Nguồn: Metro)