1. Mua quần áo theo mốt
Mua sắm trang phục theo mốt không còn là thói quen hiếm gặp của giới trẻ. Người ta nói rằng mỗi bộ trang phục "chạy theo trào lưu" chỉ được mặc khoảng bảy lần là trở nên "lỗi thời". Không ít người thừa nhận việc đó gây ra quá nhiều thiệt hại về vật chất trong khi những món đồ mua lúc "cao hứng" chưa chắc đã mặc được. Thế nên bạn hãy trở thành người tiêu dùng thông minh, lựa chọn những bộ quần áo có thể mặc đi mặc lại nhiều lần cho dù có đắt tiền hơn đi nữa.
2. Đặt sức khỏe thể chất lên trên sức khỏe tinh thần
Sức khỏe tinh thần không mấy khi nhận được sự quan tâm đúng mực của mọi người. Nếu như những chấn thương vật lý có thể dễ dàng được nhận thấy và điều trị, các vấn đề tâm lý lại khá khó nhận biết. Để tránh những bệnh lý không mong muốn về mặt trí lực như trầm cảm, hãy cho phép bản thân nghỉ ngơi khi cần, tập làm quen với bộ môn thiền, ngủ đủ giấc và luôn nghĩ về những điều tích cực.
3. Quá quan tâm người khác nghĩ gì về mình
Suy nghĩ của người khác có thể trở thành gánh nặng cho bạn. Khi bị ám ảnh bởi những gì người khác nghĩ về mình, bạn sẽ lãng quên mất bản thân. Đây không phải cuộc sống của họ, nên họ không biết điều gì là tốt nhất cho bạn. Ám ảnh về suy nghĩ của người khác sẽ khiến bạn từ giã giấc mơ của mình.
4. Cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người
Hứa hẹn quá nhiều chỉ để làm người khác vui mà không tự lượng sức mình có thể khiến bạn mệt mỏi, điều đó có nghĩa là trong khi khiến mọi người xung quanh hài lòng thì bản thân bạn lại không hạnh phúc. Bạn không thể sống để đáp ứng kỳ vọng của tất cả mọi người được vậy nên chẳng có lý do gì mà bạn phải cố gắng đến kiệt sức để làm điều đó. Chỉ cần biết rằng người quan trọng nhất trong số những người bạn cần phải làm hài lòng chẳng phải ai khác mà chính là bản thân bạn.
5. Không dành nhiều thời gian cho gia đình
Đôi lúc việc ưu tiên thời gian cho gia đình còn khó khăn hơn việc khiến bản thân bận rộn. Tuy nhiên, càng lớn tuổi bạn sẽ càng nhận thức được mức độ quan trọng của nơi gọi là "mái ấm". Không cần thể hiện quá to tát phô trương, chỉ cần những hành động đơn giản như nhấc điện thoại lên gọi hỏi thăm bố mẹ vài lần một tuần, tranh thủ về nhà ăn trưa hay dành cuối tuần quây quần với gia đình cũng khiến họ cảm thấy hạnh phúc rồi. Hãy nhớ bạn bè có thể đến và đi bất cứ lúc nào nhưng gia đình thì luôn luôn bên cạnh chúng ta.
6. So sánh cuộc sống của mình với người khác
"Ước gì mình được như họ!", đó là suy nghĩ hiện lên trong tâm trí nhiều người khi bất giác gặp hình ảnh ai đó có cuộc sống xa hoa, thành công hơn mình trên mạng xã hội. Mạng xã hội là thế giới ảo, người ta chỉ đăng lên những gì mà họ muốn mọi người thấy. Việc so sánh ấy về lâu về dài sẽ tổn hại đến lòng tự tin lẫn tự trọng của chính bạn, nói một cách thẳng thắn, bạn đang xúc phạm đến chính mình. Vậy nên, đừng so sánh mình với bất cứ ai khác, hãy so sánh mình với chính mình ngày hôm qua, không ngừng nỗ lực để đạt được điều mình muốn.
7. Dành nhiều thời gian xem TV hơn đọc sách
Không nên dành toàn bộ thời gian rảnh của mình chỉ để "dán mắt" vào màn hình vô tuyến thay vì đọc sách. Những người "mọt sách" thường có xu hướng hành động theo chuẩn mực đạo đức mà xã hội hướng đến, trong khi đó, những người có sở thích xem tivi lại có vẻ kém thân thiện, họ thường cảm thấy khó khăn trong việc thấu hiểu cảm nhận của người khác. Việc đọc sách đưa lại những cách nghĩ, cách làm tích cực trong đời sống; và những người có chiều sâu nội tâm, có tính cách tốt đẹp cũng thường có sở thích đọc sách.
8. Đặt mục tiêu quá xa vời cho bản thân
Thay vì tự ép mình đi một con đường quá xa xôi, hãy lên kế hoạch cụ thể, vạch ra những mục tiêu ngắn hạn trước mắt.. thứ còn tuyệt vời hơn cả thành công không phải là đặt ra một mục tiêu xa vời rồi cố công theo đuổi nó bất chấp mọi thứ, hạnh phúc không phải đích đến mà là đường đi, vậy thì tại sao bạn lại phải bất chấp mọi thứ để có được một thứ không biết có thực sự phù hợp với bạn hay không? Hãy làm những gì mà bạn cảm thấy hạnh phúc mỗi ngày.