Làn da cũng như một tấm gương phản chiếu tình trạng sức khỏe của bạn. Bất kỳ điều gì đang diễn ra ở các cơ quan nội tạng đều ảnh hưởng đến làn da và ngược lại. TS Wake Forest của Đại học Joseph Jorizzo, người đã từng viết về mối liên hệ giữa da và các bệnh nội khoa, cho rằng, những nguy cơ tiềm ẩn của sức khỏe được thể hiện qua làn da. Thậm chí, có nhiều căn bệnh rất nghiêm trọng mà làn da "báo hiệu" đầu tiên.
1. Đốm đen trên da
Những đốm đen đột nhiên xuất hiện trên da của bạn có thể là triệu chứng của bệnh suy tuyến thượng thận (hội chứng Addison). Những người mắc bệnh này có thể cảm thấy đau cơ, khớp và mất cảm giác ngon miệng. Ngoài ra họ còn bị huyết áp thấp, lượng đường trong máu thấp. Những triệu chứng này đều cực kỳ nguy hiểm, nên nếu bạn gặp phải chúng, hãy đến gặp bác sĩ ngay nhé
2. Các mảng trắng trên da
Hội chứng da bị mất sắc tố được gọi là bạch biến. Nó phát triển khi các tế bào sản sinh melanin bị hệ thống miễn dịch giết chết, khiến vùng da chuyển sang màu trắng, do các tế bào không còn tạo ra sắc tố.
Hội chứng bạch biến có thể là hậu quả của suy tuyến thượng thận. Thế nên, khi thấy những mảng trắng xuất hiện trên da, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nội tiết hoặc da liễu ngay nhé.
3. Phát ban
Nếu đột nhiên bạn bị phát ban, chắc chắn đang có gì đó không ổn với cơ thể của bạn. Có thể là dị ứng thức ăn, dị ứng hóa chất, thuốc, hoặc thậm chí là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sởi, thủy đậu,...
Dù là nguyên nhân gì, khi thấy xuất hiện phát ban, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ, vì dị ứng có thể dẫn đến các hậu quả rất nghiêm trọng, ví dụ như hội chứng Stevens - Johnson hoặc hội chứng Lyell (2 loại phản ứng da nặng).
4. Phù nề
Nếu bạn thường xuyên bị phù nề, đó có thể là dấu hiệu của bệnh suy tuyến giáp. Tình trạng này xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone cho cơ thể. Các triệu chứng đi kèm có thể bao gồm: khô da, phù mặt và tay chân, rụng tóc, móng tay mềm và tăng cân.
5. Xuất hiện thêm nhiều nốt ruồi hoặc vết bớt
Có rất nhiều lí do khiến nốt ruồi xuất hiện trên da, có thể do di truyền, phơi nhiễm tia cực tím quá mức hoặc mất cân bằng hormone. Nốt ruồi hoặc vết bớt hầu hết là vô hại, tuy nhiên khi chúng đột nhiên xuất hiện rất nhiều, gây đau đớn hoặc chúng thay đổi về màu sắc và kích thước, thì bạn cũng nên đến gặp bác sĩ sớm nhé.
6. Mụn trứng cá, mụn đầu đen, sợi bã nhờn
Quá nhiều dầu trên da làm tắc nghẽn lỗ chân lông, mất cân bằng hormone hoặc các vấn đề về tiêu hóa đều có thể làm mụn xuất hiện trên mặt bạn. Để tránh tình trạng này, bạn cần chăm sóc da mặt đúng cách. Tuy nhiên để trị dứt điểm, bạn nên đến gặp các chuyên gia da liễu để tìm ra cách xử lý phù hợp với bản thân nhất.
7. Da tróc vảy
Những lí do gây bong tróc da có thể là do thiếu vitamin, mất cân bằng hormone, dị ứng, viêm da bã nhờn, bệnh vảy nến hoặc một số bệnh khác. Những bệnh này đều có thể dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng về mặt sức khỏe, nên nếu thấy da xuất hiện bong tróc, bạn cần đến gặp bác sĩ để tham khảo thêm nhé.
8. Đổ mồ hôi quá nhiều
Nếu bạn đang ở một chỗ thoáng ký, nhiệt độ bình thường, bạn không lo lắng gì thì bạn không nên đổ mồ hôi như đang chạy đua xuyên quốc gia. Lý do đổ mồ hôi quá nhiều có thể liên quan đến bệnh Graves, một bệnh tự miễn ảnh hưởng đến tuyến giáp. Hậu quả là da trở nên mỏng hơn và liên tục bị ngứa. Nếu bạn gặp phải những triệu chứng tương tự, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nhé.
(Nguồn: Brightside)