Thiếu máu
Tình trạng thiếu máu sẽ làm giảm các tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến mô và tế bào trên khắp cơ thể. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và khó thở dai dẳng. Hiện tượng này thường bắt nguồn từ tình trạng thiếu sắt hoặc vitamin, mất máu, chảy máu bên trong và các bệnh mãn tính như viêm khớp dạng thấp, ung thư, suy thận.
Tình trạng thiếu máu sẽ làm giảm các tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến mô và tế bào trên khắp cơ thể.
Laurence Corash, chuyên gia y khoa kiêm phó giáo sư tại Đại học California, San Francisco giải thích, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, mang thai và cho con bú rất dễ phải đối mặt với tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi là triệu chứng đặc trưng nhất của thiếu máu. Hơn nữa, bạn cũng có thể gặp phải các dấu hiệu khác bao gồm yếu cơ, khó ngủ, thiếu tập trung, tăng nhịp tim, tức ngực và đau đầu.
Thiếu máu không phải bệnh mà là một dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang có vấn đề. Vì vậy, phương pháp điều trị sẽ thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng này.
Bệnh tuyến giáp
Tuyến giáp hoạt động bất thường sẽ gây nên tình trạng kiệt sức. Bộ phận này nằm ở khu vực cổ và có nhiệm vụ sản sinh các hormone kiểm soát quá trình trao đổi chất. Dư thừa hormone tuyến giáp gây nên bệnh cường giáp. Trong khi đó, bộ phận này hoạt động kém hiệu quả sẽ dẫn đến tình trạng suy giáp.
Bệnh tuyến giáp có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm máu. Những phương pháp điều trị sẽ khác nhau nhưng nhìn chung đều bao gồm việc sử dụng thuốc, phẫu thuật hoặc áp dụng liệu pháp iốt phóng xạ.
Tiểu đường tuýp 2
Theo nghiên cứu từ CDC, hơn 23 triệu người Mỹ đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, 7,2 triệu người khác thậm chí còn không biết bản thân đang mắc bệnh này. Đường hay glucose là nhiên liệu giúp cơ thể chúng ta hoạt động. Người mắc bệnh tiểu đường không thể sử dụng chất này hợp lý, từ đó khiến chúng tích tụ trong máu. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, do không đủ năng lượng để đảm bảo cơ thể hoạt động trơn tru, người mắc bệnh tiểu đường thường cảm thấy mệt mỏi.
Người mắc bệnh tiểu đường không thể sử dụng chất này hợp lý, từ đó khiến chúng khiến tích tụ trong máu.
Bên cạnh cảm giác mệt mỏi, các dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường bao gồm khát nước quá mức, đi tiểu thường xuyên, nhanh đói, giảm cân, khó chịu, mắc bệnh nhiễm nấm và nhìn mờ.
Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn cách kiểm soát các triệu chứng này thông qua thay đổi chế độ ăn uống, thuốc uống và rèn luyện sức khỏe.
Trầm cảm
Trầm cảm là một vấn đề sức khỏe lớn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Nếu không điều trị, các triệu chứng trầm cảm có khả năng kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc thậm chí nhiều năm.
Thông thường, trầm cảm có thể gây mất năng lượng, ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ, ăn uống, trí nhớ, sự tập trung và gây nên suy nghĩ tiêu cực.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng cách hỏi bạn một loạt câu hỏi. Các triệu chứng cơ bản của tình trạng này bao gồm mệt mỏi hoặc mất năng lượng, ngủ quá ít hoặc quá nhiều, tâm trạng buồn, lo lắng dai dẳng, giảm cảm giác thèm ăn và sụt cân, dễ mất hứng thú, niềm vui trước một sự kiện nào đó. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp phải các dấu hiệu khác như đau đầu mãn tính, táo bón, rối loạn tiêu hóa, khó tập trung, ghi nhớ hoặc đưa ra quyết định, cảm thấy tội lỗi và luôn nghĩ về cái chết, tự tử.
Hầu hết những người mắc bệnh sẽ uống thuốc và tiến hành điều trị tâm lý để giảm bớt các triệu chứng này.
Thông thường, trầm cảm có thể gây mất năng lượng, ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ, ăn uống, trí nhớ, sự tập trung và gây nên suy nghĩ tiêu cực.
Mệt mỏi mãn tính
Tình trạng này gây cảm giác mệt mỏi mạnh mẽ và nhanh chóng. Những người mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS) thường cảm thấy kiệt sức và dễ mất năng lượng khi thực hiện các hoạt động bình thường trong ngày.
Những triệu chứng khác bao gồm đau đầu, đau cơ hoặc khớp, yếu cơ, nổi hạch, mất khả năng tập trung. Để xác định rõ tình trạng này, bác sĩ cần loại trừ nhiều vấn đề sức khỏe khác có dấu hiệu tương tự như lupus và bệnh đa xơ cứng, từ đó mới đưa ra chẩn đoán.
Trên thực tế, hiện nay không có thuốc chữa hội chứng mệt mỏi mãn tính. Tự chăm sóc bản thân, dùng thuốc chống trầm cảm và tiến hành điều trị tâm lý có thể giảm bớt các triệu chứng khó chịu này.
Chứng ngưng thở khi ngủ gây nên cảm giác mệt mỏi ngay cả khi bạn vừa thức dậy sau một giấc nghỉ ngơi dài. Ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn là hiện tượng vô cùng phổ biến, khiến đường hô hấp mất khả năng hoạt động trong hơn 10 giây, từ đó ngăn cản não bộ tiến vào giai đoạn REM. Roseanne S. Barker, chuyên gia y khoa kiêm cựu giám đốc Viện nghiên cứu về giấc ngủ Baptist ở Knoxville, TN cho biết, người mắc chứng ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn có thể ngừng thở hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm lần mỗi đêm.
Các triệu chứng đặc trưng của tình trạng này là ngáy đi kèm với mệt mỏi vào ngày hôm sau. Do ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường và đột quỵ, chẩn đoán và điều trị bệnh này càng sớm càng tốt là việc làm vô cùng cần thiết.
Nếu đã xác định bản thân mắc chứng ngưng thở khi ngủ, bạn có thể sử dụng thiết bị hỗ trợ, mặt nạ chuyên dụng nhằm tăng cường khả năng lưu thông không khí lúc chợp mắt.
Chứng ngưng thở khi ngủ gây nên cảm giác mệt mỏi ngay cả khi bạn vừa thức dậy sau một giấc nghỉ ngơi dài.
Thiếu vitamin B12
Bổ sung đủ vitamin B12 rất quan trọng cho sức khỏe não bộ, hệ thống miễn dịch và quá trình trao đổi chất. Khi chúng ta già đi, khả năng hấp thụ vitamin này giảm mạnh. Lisa Cimperman, chuyên gia dinh dưỡng tại Phòng khám Cleveland cho biết, mệt mỏi là một trong những dấu hiệu thiếu hụt vitamin B12 đầu tiên.
Ngoài ra, một số loại thuốc trị tiểu đường, chứng ợ nóng, rối loạn tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích và bệnh Crohn cũng cản trở khả năng hấp thụ B12 trong cơ thể.
Căn cứ vào kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ có thể khuyên người bệnh tăng cường tiêu thụ các thực phẩm chứa vitamin B12 trong chế độ dinh dưỡng.
(Nguồn: Pre)