Thời tiết mùa xuân là giai đoạn chuyển giao giữa mùa lạnh và mùa nóng, cơ thể lúc này cần có sự thích nghi với sự thay đổi của thời tiết để duy trì sức khỏe tốt nhất. Bạn cũng không cần quá lo lắng nếu gặp phải một số bất thường nhỏ trong cơ thể. Ngoài việc duy trì ngủ đủ giấc và giữ cho tâm trạng tốt, bạn cũng nên ra ngoài thường xuyên hơn để tập thể dục đúng cách. Đồng thời, trong chế độ ăn uống hàng này bạn nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả để bài tiết độc tố trong cơ thể qua mồ hôi, nước tiểu, từ đó đạt được mục đích thanh nhiệt.

Hôm nay chúng tôi giới thiệu một nguyên liệu phổ biến thích hợp cho mùa xuân: Mộc nhĩ (hay còn gọi là nấm mèo), rất giàu protein, vitamin và sắt. Nó không chỉ giòn, mềm mà còn ít chất béo và calo. Đây là một trong những thực phẩm tốt nhất cho những người muốn giảm cân vào mùa xuân. Ngoài ra, phospholipid trong mộc nhĩ còn là chất dinh dưỡng cho tế bào não và tế bào thần kinh của con người. Đối với thanh thiếu niên và người làm việc trí óc, đây chắc chắn là loại thuốc bổ não thiết thực và không tốn kém. Chất xơ thô trong mộc nhĩ đen có thể thúc đẩy nhu động ruột, thúc đẩy quá trình giải độc và loại bỏ tạp chất ra khỏi cơ thể, được mệnh danh là "chất tẩy rửa của cơ thể con người".
Cũng có nhiều nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng mộc nhĩ có nhiều lợi ích sức khỏe, nó có thể giúp bảo vệ gan, giảm cholesterol và tăng cường sức khỏe đường ruột. Nó cũng chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa. Mộc nhĩ từ lâu đã được sử dụng rất nhiều trong nền y học cổ truyền Trung Quốc.
Có thể thấy, nhờ những đặc tính trên của mộc nhĩ nên rất thích hợp để sử dụng vào mùa xuân. Vậy chúng ta cần lưu ý điều gì khi ăn mộc nhĩ? Nói tóm lại, đó là: "2 điều nên làm và 3 điều không nên làm" khi chế biến mộc nhĩ và một số công thức nấu ăn từ loại nguyên liệu này để bạn đổi vị cho gia đình mình.
2 điều cần làm khi ăn mộc nhĩ
- Nên chế biến đơn giản
Mộc nhĩ chứa polysaccharides rất có lợi cho cơ thể con người. Polysaccharides trong mộc nhĩ dễ bị phá hủy bởi nhiệt độ. Do đó khi chế biến món ăn bạn không nên hầm, xào hoặc đun quá lâu, để giữ lại được hầu hết các chất dinh dưỡng có trong mộc nhĩ. Cách hợp lý nhất khi chế biến mộc nhĩ là chúng ta ngâm chúng trong nước lạnh sau đó rửa sạch, chần qua nước sôi trong khoảng 2-3 phút sau đó bạn xào hoặc bỏ vào ở bước gần cuối cùng của món canh.

Mộc nhĩ chần nước sôi sau đó xào nhanh với tỏi và hành lá xắt nhỏ, hoặc đem làm món trộn.
- Tốt nhất là ăn kèm với các loại rau
Với mộc nhĩ, ngoài việc bạn có thể thêm vào các món như nem rán thì dùng làm món trộn vừa đơn giản lại ngon miệng. Hoặc bạn có thể dùng mộc nhĩ làm nguyên liệu trong món xào cùng với các loại rau tươi ngon. Cách chế biến này không chỉ giúp món ăn có tính thẩm mỹ (màu sắc sinh động, đẹp mắt) mà còn có dinh dưỡng cân bằng và hương vị đậm đà. Bạn có thể xào mộc nhĩ theo các công thức sau:
1. Mộc nhĩ xào củ mài và đậu tuyết
Nguyên liệu: 5 cây mộc nhĩ, 100g đậu tuyết, 1 đoạn củ mài, gia vị, hành lá xắt nhỏ, bột nêm (hoặc tinh chất cốt gà).
Cách làm món mộc nhĩ xào củ mài và đậu tuyết
Bước 1: Gọt vỏ củ mài rồi thái thành các lát mỏng hình thoi. Sau đó cho củ mài vào chậu nước ngâm để loại bỏ chất nhầy và tránh bị oxy hóa. Bỏ gân và đầu của đậu tuyết, rửa sạch rồi chần cùng củ mài trong nồi nước có pha chút muối và dầu ăn. Sau khi chần xong thì vớt ra, thả vào tô nước lạnh. Mộc nhĩ ngâm cho nở mềm rồi rửa sạch và xé thành các miếng vừa ăn. Sau đó chần mộc nhĩ trong khoảng 2-3 phút.
Bước 2: Đặt chảo lên bếp, đun nóng cùng chút dầu ăn. Sau đó cho hành lá xắt nhỏ vào phi thơm. Tiếp đó cho mộc nhĩ vào xào một lúc. Thêm đậu tuyết và củ mài vào xào, nêm gia vị, bột nêm, đảo đều cho ngấm rồi tắt bếp. Lấy món ăn ra đĩa là có thể thưởng thức.
2. Mộc nhĩ trộn dưa chuột
Nguyên liệu: 5 cây mộc nhĩ, 2 quả dưa chuột, một chút dầu hào, lượng nước tương thích hợp, 5 tép tỏi, 1/3 củ cà rốt, 1 quả ớt (tùy thích), giấm balsamic.
Cách làm món mộc nhĩ trộn dưa chuột
Bước 1: Ngâm mộc nhĩ nở to mà mềm sau đó rửa sạch. Tiếp theo đun sôi nồi nước, cho mộc nhĩ vào chần trong khoảng 3 phút vớt ra thả vào chậu nước đun sôi để nguội. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi bào sợi. Sau đó chần cà rốt trong khoảng 1 phút, vớt ra ngâm cùng với mộc nhĩ trong chậu nước lạnh. Đập dập và băm nhỏ tỏi. Cho tỏi phi, ớt, 1 thìa canh giấm balsamic, 2 thìa canh nước tương và 1/2 thìa canh dầu hào vào bát rồi khuấy đều để được hỗn hợp sốt trộn.
Bước 2: Rửa sạch, gọt vỏ rồi cắt dưa chuột thành từng miếng vừa ăn. Cho dưa chuột vào âu, thêm mộc nhĩ và cà rốt vào rồi rưới nước sốt lên, trộn đều là có thể thưởng thức.
3. Mộc nhĩ xào trứng rán và măng tây
Nguyên liệu: 5-10 cây măng tây, 3 cây mộc nhĩ, 2 quả trứng gà, lượng gia vị thích hợp, một chút bột nêm.
Cách làm món mộc nhĩ xào trứng rán và măng tây
Bước 1: Cắt bỏ gốc già, rửa sạch rồi xắt măng tây thành các khúc. Mộc nhĩ ngâm nhở mềm, cắt bỏ gốc, rửa sạch rồi xé thành các miếng vừa ăn. Trứng đập ra bát, đánh đều với chút nước, để dùng sau.

Bước 2: Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, đun nóng. Sau đó đổ trứng đã đánh vào, chiên cho đến khi chín vàng 2 mặt thì dùng thìa xắt thành các miếng vừa ăn, để riêng ra đĩa.Thêm chút dầu ăn vào chảo, cho măng tây và mộc nhĩ vào xào đều. Tiếp theo nêm gia vị, bột nêm rồi tiếp tục xào đến khi thấy măng tây có màu hơi sẫm thì thêm trứng chiên vào. Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, đảo thêm một lúc rồi tắt bếp, cho món ăn ra đĩa.
Ngoài các món ăn trên, bạn cũng có thể kết hợp làm món mộc nhĩ xào súp lơ xanh, mộc nhĩ xào đậu Hà Lan và cà rốt... đều rất ngon miệng và bổ dưỡng.
"3 điều không nên" khi ăn chế biến mộc nhĩ
- Không ngâm mộc nhĩ trong nước nóng
Khi ngâm mộc nhĩ, hãy sử dụng nước ở nhiệt độ phòng (nước lạnh) trong khoảng 40 phút, mộc nhĩ sẽ nở hoàn toàn. Không nên ngâm bằng nước nóng vì dù sẽ làm mộc nhĩ nở nhanh hơn, nhưng sẽ có vị hơi dính, không ngon.
- Đừng ngâm quá lâu
Nếu ngâm mộc nhĩ trong nước quá lâu, quá 8 tiếng, mộc nhĩ sẽ bị phân hủy và sản sinh ra nhiều vi khuẩn, nấm mốc và các độc tố sinh học khác, dễ gây ngộ độc thực phẩm sau khi ăn. Do đó tốt nhất không nên ngâm quá 2 giờ. Điều này không chỉ có thể làm giảm sự mất mát chất dinh dưỡng hòa tan trong nước mà còn tránh được sự phát triển của nấm mốc.
- Không nên ngâm mộc nhĩ vào dụng cụ đã đựng thức ăn
Khi ngâm mộc nhĩ, hãy đảm bảo dụng cụ sạch, không có dầu, tạp chất và không dính thực phẩm hết hạn hoặc hư hỏng. Nếu dụng cụ ngâm mộc nhĩ không được vệ sinh sạch sẽ, có cặn thức ăn hoặc để thức ăn hết hạn sử dụng, hỏng... sẽ trở thành môi trường thuận lợi cho sự hình thành axit alfalfa. Fumonisin là chất chuyển hóa độc hại chính có thể gây ngộ độc thực phẩm hoặc tử vong. Ngoài ra, nếu ngửi thấy mùi hôi hoặc thấy có chất nhầy khi chạm vào mộc nhĩ sau khi ngâm, bạn phải vứt bỏ ngay, không được ăn để tránh ngộ độc thực phẩm.