Nếu bạn muốn kiểm soát chi tiêu, tiết kiệm bằng một kế hoạch thì có thể lựa chọn phương pháp 70/20/10. Hãy tiếp tục đọc bài viết này để tìm hiểu xem đây là phương pháp gì và làm thế nào nó có thể giúp bạn đi đúng hướng về mặt tài chính.

Quy tắc ngân sách 70/20/10 là gì?

Nếu quy tắc 50/30/20 khó giữ được tiền, hãy chuyển sang quy tắc 70/20/10 này để dễ dàng lập ngân sách hơn  - Ảnh 1.

Quy tắc ngân sách 70/20/10 là một chiến lược quản lý tài chính mà bạn có thể sử dụng để chi tiêu tiền bạc. Nó liên quan đến việc tách tiền lương của bạn thành ba nhóm và chia mỗi nhóm thành các tỷ lệ phần trăm sau:

70% thu nhập hàng tháng và chi tiêu hàng ngày

Chi phí này sẽ bao gồm như tiền thuê nhà, tiện ích, giao thông vận tải, phí bảo hiểm, thực phẩm, quần áo và giải trí. 

Nếu bạn nợ tiền trên thẻ tín dụng, khoản vay cá nhân hoặc khoản vay sinh viên, hãy bao gồm cả các khoản thanh toán tối thiểu ở khoản này. 

Các chi phí định kỳ như đi lại, cắt tóc và quà tặng cũng nằm trong danh mục này, vì vậy hãy ước tính chi phí hàng tháng của chúng và cộng vào đây. 

20% để tiết kiệm và đầu tư 

Hãy dành phần trăm thu nhập này cho tài khoản khẩn cấp, học phí đại học, đầu tư hoặc để tiết kiệm cho những khoản mua sắm lớn trong tương lai. 

10% cho các khoản thanh toán nợ hoặc quyên góp 

Thoát khỏi nợ nần càng nhanh càng tốt sẽ giảm phí tài chính. Vì vậy nếu bạn đang nợ, hãy cố gắng trả càng nhiều càng tốt vào các khoản thanh toán bắt buộc tối thiểu đó. Nếu bạn không mắc nợ, bạn có thể muốn sử dụng số tiền này để làm từ thiện hoặc quyên góp. 

  Cách chuẩn bị ngân sách theo quy tắc 70/20/10

Nếu quy tắc 50/30/20 khó giữ được tiền, hãy chuyển sang quy tắc 70/20/10 này để dễ dàng lập ngân sách hơn  - Ảnh 2.

Theo Cary Carbonaro - CFP và là Phó chủ tịch cấp cao của Advisors Capital Management cho biết, có một số công việc chuẩn bị mà bạn cần thực hiện trước khi lập kế hoạch theo quy tắc ngân sách 70/20/10.

Bước đầu tiên là bạn cần xác định chính xác thu nhập và chi tiêu của mình. 

Xem lại bảng sao kê tài khoản ngân hàng và thẻ tín dụng trong vài tháng qua, sau đó lập danh sách tất cả những thứ bạn đã chi tiêu trong tháng - theo định kỳ và thỉnh thoảng.

Carbonaro nói: "Hãy phân loại chi phí hàng tháng của bạn thành khoản nào là cố định và khoản nào có thể thay đổi. Lập ngân sách không phải là cắt giảm chi tiêu mà là chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được. Nếu bạn xác định được những chi phí biến đổi đó, bạn có thể tìm kiếm cơ hội để hạ thấp hoặc cắt giảm chúng".

Xem xét từng khoản chi phí và tự hỏi bản thân xem bạn có thể cắt giảm hợp lý không. Có thể bạn đã chi vài trăm nghìn một tháng cho các dịch vụ phát trực tuyến mà không sử dụng. Hủy đăng ký và thêm lại số tiền đó vào ngân sách tiết kiệm. Hoặc, bạn ngạc nhiên khi thấy tất cả những bữa ăn ở nhà hàng tốn bao nhiêu tiền. Bạn không muốn từ bỏ việc đi ăn ngoài nhưng có thể giảm chi tiêu một cách hợp lý.

  Tự động hóa và giám sát 

Nếu quy tắc 50/30/20 khó giữ được tiền, hãy chuyển sang quy tắc 70/20/10 này để dễ dàng lập ngân sách hơn  - Ảnh 3.

Sau khi bạn hiểu rõ về số tiền thu nhập của mình sẽ được chuyển vào mỗi nhóm, hãy tự động hóa quy trình.

Thiết lập gửi tự động cho 20% thu nhập sẽ sử dụng để tiết kiệm và đầu tư. Làm tương tự đối với 10% sẽ chuyển sang trả nợ hoặc quyên góp. Bằng cách này sẽ để lại cho bạn 70% trong tài khoản sử dụng cho các hóa đơn và chi tiêu hàng tháng.

Để duy trì cách chi tiêu này, bạn phải theo dõi. Tập thói quen xem xét số tiền trong tài khoản hàng ngày hoặc hàng tuần, sau đó điều chỉnh chi tiêu của bạn nếu cần.

Carbonaro nói: "Kết quả tích cực là bạn biết tất cả số tiền của mình sẽ tiêu vào đâu, đó là bước đầu tiên hướng tới tự do tài chính. Tiết kiệm và đầu tư 20% số tiền lương sẽ giúp bạn có một lộ trình thuận lợi để xây dựng sự giàu có và hưởng chế độ hưu trí mà bạn mong muốn".

  Quy tắc có thể được thay đổi

Nếu quy tắc 50/30/20 khó giữ được tiền, hãy chuyển sang quy tắc 70/20/10 này để dễ dàng lập ngân sách hơn  - Ảnh 4.

Nếu quy tắc 70/20/10 không phù hợp với bạn, hãy thay đổi tỷ lệ phần trăm để thích nghi tốt hơn. Các lựa chọn thay thế có thể bao gồm:

50/30/20: 

- 50% thu nhập của bạn dành cho các nhu yếu phẩm cần thiết như nhà ở, thực phẩm và các tiện ích. 

- 30% dành cho chi tiêu tùy ý như giải trí và du lịch. 

- 20% dành cho tiết kiệm và trả nợ. 

80/20: Tiết kiệm 20% thu nhập của bạn và dành 80% còn lại cho mọi thứ khác. 

60/40: Phân bổ 60% thu nhập của bạn cho các chi phí cố định như tiền thuê nhà hoặc thế chấp và 40% cho các chi phí không cố định như cửa hàng tạp hóa, giải trí và du lịch. 

30/30/40: 30% thu nhập của bạn dành cho chi phí nhà ở, 30% dành cho các chi phí sinh hoạt khác như thực phẩm và phương tiện đi lại và 40% dành cho chi tiêu tùy ý và tiết kiệm.

Cuối cùng, hãy áp dụng thử quy tắc ngân sách 70/20/10 trong vài tháng và thực hiện bất kỳ điều chỉnh cần thiết nào. 

Theo money.usnews