Khi bị đau vùng rốn, chúng ta nên làm gì? Elana Maser, chuyên gia y khoa kiêm phó giáo sư nghiên cứu về hệ tiêu hoá tại Trường Y Icahn ở Mount Sinai cho biết, mọi người cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt khi hiện tượng này xuất hiện. Chuyên gia Elana Maser cũng khuyến cáo, bạn cần chú ý tới những dấu hiệu báo động đỏ như sốt, đại tiện ra máu, rối loạn tiểu tiện đi kèm với tình trạng đau vùng rốn.

Do có nhiều nguyên nhân gây đau vùng rốn nên cách điều trị cũng sẽ khác nhau. Dựa trên các triệu chứng, bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là những nguyên nhân tiềm tàng có thể gây nên tình trạng đau vùng rốn:

Nếu vùng rốn của bạn thường xuyên bị đau hãy cảnh giác với những nguyên nhân này - Ảnh 1.

Bạn cần chú ý tới những dấu hiệu báo động đỏ như sốt, đại tiện ra máu, rối loạn tiểu tiện đi kèm với tình trạng đau rốn.

Bệnh Crohn

Bệnh Crohn thường gây ảnh hưởng xấu tới đường ruột, đặc biệt là ruột non. Hơn nữa, loại bệnh viêm ruột này còn tạo nên những cơn đau nhói ở rốn sau khi ăn 20-30 phút. Các triệu chứng khác của bệnh Crohn bao gồm tiêu chảy, chóng mặt và sụt cân.

Theo viện Mayo Clinic, các chuyên gia vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây nên loại bệnh về đường ruột này. Tuy nhiên, họ cho rằng rối loạn hệ miễn dịch và gen di truyền là hai yếu tố chủ yếu làm khởi phát bệnh. Theo Lisa Ganjhu, bác sĩ chuyên khoa về dạ dày-ruột kiêm giáo sư y khoa tại Trung tâm y tế NYO Langone cho biết, có khoảng 1 triệu người Mỹ đang phải vật lộn với căn bệnh này mỗi năm. Bệnh Crohn có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, trong đó 18-24 là độ tuổi mắc nhiều nhất.

Những biến chứng của bệnh Crohn bao gồm suy dinh dưỡng, loét và tắc ruột. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng biện pháp nội soi ruột hoặc ổ bụng. Họ có thể kê những loại thuốc chống viêm, ức chế hệ miễn dịch, kháng sinh hay thực phẩm bổ sung vitamin.

Nếu vùng rốn của bạn thường xuyên bị đau hãy cảnh giác với những nguyên nhân này - Ảnh 2.

Những biến chứng của bệnh Crohn bao gồm suy dinh dưỡng, loét và tắc ruột.

Thoát vị rốn

Khi trẻ được sinh ra, các bác sĩ sẽ cắt dây rốn, sợi dây vận chuyển oxy và thức ăn nuôi dưỡng em bé trong bụng mẹ. Sau một thời gian, vết cắt tự lành và tạo nên rốn. Đôi khi, lỗ rốn không được đóng kín khi trẻ lớn lên. Nếu gặp phải một số vấn đề về ruột hoặc tích tụ nhiều chất béo, nội tạng ở ổ bụng sẽ lồi lên do lỗ rốn không được đóng kín, tạo thành một khối lồi ở vùng rốn. Đây chính là hiện tượng thoát vị rốn. Theo Viện y tế Johns Hopkins, cứ năm thì có một trẻ sơ sinh bị thoát vị rốn, 90% số trẻ này sẽ tự khỏi khi lên 5 tuổi.

10% trẻ còn lại vẫn gặp phải tình trạng thoát vị rốn khi lớn lên. Nếu là một trong số những người này, đừng quá lo lắng vì bạn vẫn có thể sống chung với chúng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, thoát vị rốn có thể làm chèn ép mạch máu và tạo ra những cơn đau. Một khi gặp phải tình trạng này, các mô có thể sẽ chết do thiếu máu, gây nhiễm trùng, đe dọa tới mạng sống của bạn. Nếu thấy cần thiết, bạn có thể làm phẫu thuật để loại bỏ khối lồi ở rốn.

Nếu vùng rốn của bạn thường xuyên bị đau hãy cảnh giác với những nguyên nhân này - Ảnh 3.

10% trẻ còn lại vẫn gặp phải tình trạng thoát vị rốn khi lớn lên.

Khó tiêu

Khó tiêu là hiện tượng dễ dàng bắt gặp khi chúng ta tiêu thụ loại thức ăn cơ thể khó tiêu hóa được. Thường xuyên sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất béo, gia vị hoặc đồ rán là nguyên nhân phổ biến gây nên chứng khó tiêu. Rusha Modi, ThS, bác sĩ chuyên khoa dạ dày ruột và trợ lý giáo sư y học lâm sàng tại Trung tâm Y tế Keck ở California cho biết, mọi thức ăn chứa chất béo đều cần nhiều thời gian để cơ thể tiêu hóa. Do vậy, chúng sẽ ở trong bụng lâu hơn các loại thực phẩm khác.

Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo, để ngăn ngừa chứng khó tiêu, bạn nên loại bỏ những thực phẩm nhiều mỡ, ăn chậm, nhau kĩ và tránh hoạt động mạnh sau khi tiêu thụ thức ăn. Ngoài ra, thuốc kháng axit có thể giúp bạn giảm cơn đau. Hãy nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ biết nếu bạn nhận thấy các triệu chứng kéo dài liên tục.

Nếu vùng rốn của bạn thường xuyên bị đau hãy cảnh giác với những nguyên nhân này - Ảnh 4.

Khó tiêu là hiện tượng dễ dàng bắt gặp khi chúng ta tiêu thụ loại thức ăn cơ thể khó tiêu hóa được.

Viêm ruột thừa

Ruột thừa là một cơ quan nhỏ nằm giữa ruột non và ruột già. Theo Viện y tế John Hopkins, cứ một nghìn người thì có một người mắc bệnh viêm ruột thừa. Đau rốn là triệu chứng đầu tiên của loại bệnh này. Vài giờ sau, cơn đau sẽ lan rộng tới các vùng xung quanh, đặc biệt là bên phải.

Các chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây viêm ruột thừa. Theo viện Cleveland, bệnh này thường xảy đến ở những người có độ tuổi từ 15-30 và sở hữu đặc tính di truyền. Nếu bị viêm ruột thừa, bạn cần điều trị ngay lập tức. Loại bệnh này có thể đe dọa tới tính mạng nếu sau 48-72 tiếng kể từ khi triệu chứng xuất hiện mà vẫn chưa được điều trị.

Nếu vùng rốn của bạn thường xuyên bị đau hãy cảnh giác với những nguyên nhân này - Ảnh 5.

Đau rốn là triệu chứng đầu tiên của bệnh viêm ruột thừa.

Sỏi mật

Sỏi mật xuất hiện khi các lớp lắng đọng được làm từ cholesterol hình thành trong túi mật, cơ quan nối liền với ruột bằng ống nhỏ. Bạn có thể sở hữu một hoặc nhiều sỏi mật. Loại sỏi này cũng có kích thước đa dạng, từ nhỏ như hạt đỗ đến lớn như bóng chơi golf. Theo Đại học y Maryland, khoảng 10-15% người Mỹ đang phải đối mặt với sỏi mật, 90% trong số đó không biết bản thân mắc bệnh đến khi các biến chứng xuất hiện. Phụ nữ từ độ tuổi 40 trở lên và thừa cân là nhóm người có nguy cơ mắc sỏi mật cao nhất.

Đôi khi, sỏi mật nằm trong một loại ống dẫn, gây tắc nghẽn và dẫn tới đau bụng. Theo viện Mayo Clinic, triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là những cơn đau bất chợt ở trung tâm vùng bụng, ngay dưới xương ức. Tuy nhiên, bạn rất khó để xác định chính xác vị trí bị đau. Vì vậy, bạn có thể nhầm tưởng đau bụng thành đau rốn.

Nếu cơn đau không biến mất sau vài giờ hoặc đi kèm với các triệu chứng như da vàng, sốt cao và ớn lạnh, bạn hãy đến ngay bác sĩ để kiểm tra bởi đây có thể dấu hiệu của bệnh viêm túi mật.

(Nguồn: Womenshealthmag)