Tùy vào thể trạng của người mẹ và một số yếu tố khác, mỗi mẹ bầu có cảm nhận khác nhau về thời điểm và cách thức chuyển động của thai nhi trong bụng.
Trên thực tế, khá ít trường hợp mẹ bầu cảm nhận được chuyển động của thai nhi trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ dù mẹ bầu mang thai đôi hay mang thai ba. Đó là do thai nhi còn quá nhỏ và được màng tử cung bảo vệ sâu bên trong.
Chuyển động của thai nhi trong bụng mẹ.
Trong thời gian từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 của thai kỳ, thai nhi bắt đầu biết mút tay, đá quẫy, co người và cựa quậy nên mẹ bầu có thể cảm nhận được những chuyển động từ nhẹ như cơn rung động đến mạnh như những cú hích vào thành bụng. Đến tháng thứ 6, mẹ bầu thường cảm nhận được chuyển động của thai nhi rõ rệt nhất vào thời gian nghỉ ngơi do khi mẹ bầu vận động tạo ra trạng thái rung có thể ru trẻ ngủ hoặc do mẹ bầu phải tập trung vào nhiều công việc khác nên không cảm nhận được chuyển động của trẻ.
Ở giai đoạn 3 tháng cuối cùng, thai nhi phát triển khiến không gian trong bụng mẹ dần trở nên chật chội, khiến chuyển động của thai nhi giảm dần qua từng tháng. Tháng thứ 7 là thời gian thai nhi chuyển động rất mạnh và có thể nhìn thấy rõ rệt từ bên ngoài. Đến tháng thứ 8, chuyển động nhào lộn của thai nhi giảm dần nhưng mẹ bầu vẫn có thể cảm nhận được hoạt động xoay, huých khuỷu tay hay đá đầu gối vào thành vụng. Trong tháng cuối cùng của thai kỳ, thai nhi gần như không còn chuyển động đá nhưng vẫn có thể cuộn, xoay, vặn mình đến khi chào đời.
Bà mẹ này có thể thấy rõ đầu đứa con nhờ những chuyển động mạnh mẽ của thai nhi.
Thai nhi này chuyển động như thể muốn... chui ra khỏi bụng mẹ ngay lập tức.
Trong nhiều trường hợp, chuyển động của thai nhi có thể mạnh và rõ ràng đến mức khiến bụng mẹ bầu biến dạng. Nhiều bà mẹ thậm chí còn có những bình luận thú vị và hài hước về hiện tượng thú vị này như: "Mỗi lần tôi cố gắng ghi lại chuyển động của thai, con trai tôi sẽ ngay lập tức ngừng chuyển động và bắt đầu chuyển động lại khi tôi đặt máy quay xuống", "Tôi rất thích cảm giác này, nhiều người cho rằng nó hơi kỳ nhưng nó nhắc bạn rằng có một mầm sống do chính bạn tạo ra đang tồn tại bên trong cơ thể bạn, điều đó thật tuyệt vời" hay "Nhớ hồi Jamie thực hiện những chuyển động thế này! Đó là cảm giác tuyệt vời nhất trên đời nhưng chứng kiến cũng hoảng thật đấy!"
Thai nhi có thể giảm hoặc ngừng hẳn chuyển động. Điều quan trọng là mẹ bầu cần phân biệt khi nào chuyển động thai ngừng nhưng thai nhi vẫn an toàn và khi nào nên khám ngay bác sỹ.
Hiện tượng thai nhi chuyển động mạnh có thể xảy đến ở bất kỳ tư thế nào của người mẹ.
Thai nhi chuyển động khiến bụng người mẹ nhọn hẳn ra và như làn sóng đánh.
Thai nhi giảm hoặc ngừng chuyển động khi:
Mẹ có thể thấy rõ bàn chân nhỏ xíu của bé đang đạp vào thành bụng.
- Người mẹ bị đói, ăn chay hay uống những loại thuốc nhất định ức chế chuyển động của thai nhi;
- Người mẹ hoạt động ban ngày, tạo cảm giác rung như ru trẻ ngủ.
- Thai nhi sẵn sàng chào đời.
Trong trường hợp thai nhi không chuyển động trong suốt 24 giờ sau tuần thai thứ 28 hay thai nhi có ít hơn 10-12 chuyển động mỗi ngày sau tuần thai thứ 36, mẹ bầu nên khám bác sỹ sớm nhất có thể để xử lý kịp thời.
Nguồn: Pregnancy