Ngâm gừng cùng với thứ này, uống khi bụng đói vào buổi sáng trong 7 ngày sẽ giúp giảm đường huyết, thải mỡ, làm da căng mịn rất tốt
Gừng dùng riêng lẻ đã tốt, nhưng nếu chúng ta biết kết hợp chúng với những thực phẩm dưới đây còn bổ dưỡng gấp bội.
Gừng là loại gia vị rất thông dụng trong cuộc sống của chúng ta, chúng thường được dùng trong nấu ăn vừa giúp thức ăn khử sạch mùi tanh, vừa có thể cân bằng hàn khí trong món ăn, giúp người ăn tránh bị lạnh bụng.
Không chỉ vậy, gừng còn có rất nhiều chức năng, phụ nữ thường uống nước gừng mỗi ngày sẽ giúp làm ấm cơ thể, giảm béo, làm ấm tử cung, tiêu viêm, kháng khuẩn, phòng chống cảm lạnh, nâng cao miễn dịch của cơ thể.
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông Y Hà Nội), trong củ gừng có chứa thành phần tinh dầu, tinh bột, chất cay. Gừng có tác dụng làm ấm, hồi dương, chống lạnh... nhờ những công dụng tuyệt vời của nó mà có đến 70% các đơn thuốc Đông y đều có vị gừng.
Gừng dùng riêng lẻ đã tốt, nhưng nếu chúng ta biết kết hợp chúng với những thực phẩm dưới đây còn bổ dưỡng gấp bội, sẽ tạo thành "bài thuốc" tuyệt vời mang lại nhiều công dụng chữa bệnh, thải độc và dưỡng da.
Ngâm gừng cùng với thứ này, uống khi bụng đói vào buổi sáng sẽ cực tốt
1. Gừng + mướp đắng: Giảm đường huyết, giải độc
"Thuốc đắng dã tật" là chân lý được người xưa đúc kết lại, sự kết hợp giữa gừng và mướp đắng tuy có vị đắng nhưng có tác dụng rất lớn trong việc chữa bệnh, trị táo bón. Gừng và mướp đắng ngâm nước có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp tiêu hóa tốt, tránh tích tụ các cặn thức ăn này, cải thiện tình trạng táo bón, làm sạch phân.
Hơn nữa, gừng và mướp đắng đều là thực phẩm được chứng minh có khả năng làm giảm lượng đường trong máu ở người đái tháo đường type 2. Lý do là vì trong gừng có chứa chất gingerol; còn mướp đắng có chứa charantin, vicine và một hợp chất tương tự insulin đã được chứng minh là có khả năng làm giảm đường huyết.
2. Gừng + vỏ quýt: Trị ho, chữa hôi miệng
Vỏ quýt là một loại dược liệu phổ biến trong Đông Y. Theo Đông y, vỏ quýt vị cay đắng, tính ôn, vào tỳ, phế có tác dụng làm ấm dạ dày, kiện tỳ, lý khí, hoá đờm, tiêu tích, chỉ khái.
Vỏ quýt sau khi được phơi khô, rửa sạch có thể cho vào đun sôi, sau đó bổ sung chút gừng băm, đường phèn vào sẽ tạo thành một hỗn hợp có tác dụng trị ho rất tốt trong vòng 7 ngày. Ngoài ra, thức uống này còn có thể cải thiện tình trạng táo bón, thúc đẩy nhu động ruột, đẩy nhanh quá trình đào thải phân ra ngoài. Tinh dầu bên trong vỏ quýt và gừng cũng có khả năng giảm thiểu các vi khuẩn gây mùi hôi bên trong khoang miệng.
3. Gừng + mật ong: Làm đẹp da
Khi kết hợp với nhau, gừng mật ong sẽ giúp cho cơ thể chúng ta được thúc đẩy tuần hoàn máu, đẩy lùi cảm lạnh, giảm nôn mửa. Chất gingerol chứa trong gừng có tác dụng chống oxy hóa mạnh, có tác dụng loại bỏ các gốc tự do có hại trong cơ thể một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, mật ong chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa cũng có thể loại bỏ các chất độc hại.
Phụ nữ dùng hỗn hợp gừng mật ong sẽ có tác dụng xóa nếp nhăn và làm trắng da. Còn đàn ông khi sử dụng sẽ giúp cải thiện chức năng sinh lý.
4. Gừng + giấm: Tiêu mỡ, thải độc
Trong Đông y, gừng được xem là một vị thuốc dân dã có tác dụng trị nhiều bệnh như cảm lạnh, viêm khớp. Nếu đem gừng ngâm giấm sẽ đem lại tác dụng đó là điều trị các bệnh dạ dày, nhất là trào ngược dạ dày, dùng trong 3-7 ngày liên tục thì tình trạng sẽ cải thiện rõ rệt.
Bạn nên nấu 250ml giấm táo, nấu lửa nhỏ đến khi giấm sôi thì tắt bếp, thêm đường trắng tuỳ khẩu vị; khi giấm nguội thì cho thêm 0,5kg gừng, để vào lọ thuỷ tinh và dùng dần. Sau 1 ngày là có thể đem ra sử dụng.
Nên dùng gừng ngâm giấm vào bữa sáng. Có tác dụng tốt trong việc bồi bổ dạ dày, tiêu mỡ, đốt chất béo, đào thải độc tố của cơ thể. Với đàn ông, gừng ngâm giấm còn là liều thuốc tăng cường sinh lực rất tốt.
Lưu ý:
- Người có tạng nóng, hay lở miệng, táo bón… không nên tiêu thụ gừng và các sản phẩm chứa gừng vì có thể khiến tình trạng nặng hơn.
- Nên sử dụng các thức uống trên sau khi đã uống 1 cốc nước ấm và trước bữa sáng hoặc trong bữa sáng.