Ở nhà trong thời gian cách ly toàn xã hội để phòng chống dịch bệnh Covid-19, bạn vô cùng rảnh rỗi. Nhiều người đã tận dụng khoảng thời gian này để làm được nhiều việc có ý nghĩa, trong đó có việc hô biến những tấm ảnh "tự sướng" của mình thành tranh chân dung cổ điển thời Phục Hưng vô cùng độc lạ.
Một chuyên viên phát triển Web người Nhật Bản có tên là Sato, còn gọi là AI Gahuku, đã đưa ra ứng dụng của trí tuệ nhân tạo AI, cho phép bạn có thể chỉnh sửa những bức ảnh thành một bức tranh giống thời kỳ Phục Hưng.
Nhiều người đã phải thốt lên kinh ngạc và không ngừng trầm trồ khi nhìn thấy kết quả. Tuy nhiên đã có nhiều phiên bản nhái ứng dụng chỉnh sửa ảnh của Sato, những bức ảnh thực sự không ổn khi qua các app chỉnh sửa nhái này, trông chúng không được đẹp mắt.
Ứng dụng của AI Gahuku ngay lập tức trở thành "hit" trên mạng xã hội. Hàng nghìn người đã thử và tỏ ra vô cùng thích thú với việc những bức ảnh tự sướng đơn thuần của mình giờ đây đã trở thành tranh vẽ thời Phục Hưng vô cùng độc đáo và lạ mắt.
Tuy nhiên ứng dụng này vẫn còn một số thiếu sót. Nó đi theo "vết xe đổ" của các ứng dụng AI trước đó - có sự phân biệt chủng tộc. Những bức ảnh tông màu da đã được làm sáng, trắng hồng hào hơn ảnh gốc.
Ai cũng biết rằng công nghệ AI được tạo nên từ dữ liệu thô thông qua việc lập trình của các IT. AI càng thu thập được nhiều dữ liệu từ người dùng, nó càng có thể tự dạy mình. Và đôi khi nó đi sai hướng.
Trước đó, Microsoft đã phát triển một chatbot có tên là Tay. Nhưng sau khi chatbot này được tung ra, nhiều người đã phàn nàn rằng Tay có sự phân biệt chủng tộc và nó giống như một con vẹt đang lặp lại mọi thứ. Chatbot này còn bị lợi dụng bởi một số "phần tử" có ý đồ xấu. Nó có phát ngôn sốc và sai lệch. Ngay sau đó Microsoft đã hủy thử nghiệm.
Cùng ngắm thêm nhiều sản phẩm độc đáo của ứng dụng nhân tạo này: