Khoa học sự sống hay khoa học đời sống bao gồm các lĩnh vực khoa học liên quan đến việc nghiên cứu khoa học của các sinh vật sống - như là vi sinh vật, thực vật, động vật và con người - cũng như những lĩnh vực liên quan như đạo đức sinh học. Trong khi sinh học vẫn là trung tâm của khoa học sự sống, những tiến bộ công nghệ trong sinh học phân tử và công nghệ sinh học đã dẫn đến sự đang phát triển của chuyên ngành và các lĩnh vực liên ngành (liên ngành hay đa ngành là bao quát phương pháp tiếp cận, cách suy nghĩ, hoặc ít nhất là phương pháp nghiên cứu của nhiều lĩnh vực chuyên môn riêng biệt).
Khoa học sự sống cần thiết trong việc cải thiện chất lượng và tiêu chuẩn của cuộc sống. Chúng có nhiều ứng dụng trong y tế sức khỏe, nông nghiệp, y học và các ngành công nghiệp dược phẩm và khoa học thực phẩm.
Một số ngành thuộc Khoa học sự sống có thể kể đến như: Khoa học thần kinh xúc cảm; Giải phẫu học; Sinh học vũ trụ; Hóa sinh; Máy tính sinh học; Kiểm soát sinh học; Động sinh học nông nghiệp; Tin sinh học; Sinh học; Vật liệu sinh học; Cơ sinh học,...
Tại Việt Nam, có nhiều trường đại học đang đào tạo các nhóm ngành Khoa học sự sống, có thể kể đến như: Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP.HCM; Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội; Đại học Thái Nguyên;...
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu có liên quan đến Y, Dược, Sinh học; các cơ quan sản xuất kinh doanh, dịch vụ có liên quan đến Y - Sinh học; các cơ sở nuôi dưỡng và gây giống những động thực vật quý hiếm, công ty giống cây trồng, nuôi cấy mô, các cơ quan kiểm nghiệm, xí nghiệp dược; các bảo tàng thực vật, động vật, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia; các cơ quan nhà nước liên quan đến quản lý môi trường, tài nguyên tự nhiên, kiểm định chất lượng; giáo viên các trường cấp 3 hoặc trợ giảng tại các trường đại học,...
Theo khảo sát, nhu cầu nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao của các ngành về khoa học sự sống (như sinh học, công nghệ sinh học, nông lâm, thủy sản, bảo tồn thiên nhiên…) là rất lớn, lương hậu hĩnh, thu nhập cao. Tuy nhiên việc tuyển sinh các ngành này lại rất khó, ít người lựa chọn. Có lẽ một phần vì cảm thấy ngành nghe... "không sang trọng". Những người thành đạt trong lĩnh vực khoa học sự sống đều là những người thực sự đam mê và yêu nghề.
Cách đây không lâu, theo số liệu từ Trung tâm cung ứng nguồn lao động, Bộ GD&ĐT, Khoa học sự sống còn lọt top 10 ngành có tỷ lệ việc làm cao nhất năm 2021. Ngành này xếp thứ 8 với tỷ 88,9% sinh viên có việc làm, trong tổng số 2539 sinh viên được hỏi và phản hồi trong khảo sát việc làm.