Một tuần trước, tại đầu đường Phố Huế đã được phân làn đường thử nghiệm với một cọc biển báo phân 2 làn đường và khoảng 5m hàng rào chắn đường. Tuy nhiên, trên thực tế thì đây là phân làn đường hay là vô tình "ném lô cốt "ra giữa đường gây tai nạn, ách tắc cho người tham gia giao thông khi mà việc tham
gia giao thông theo làn đường dường như là một điều không nằm trong ý
thức của người dân Hà Nội? Người dân đang có những phản hồi trái chiều về việc này.
Một người hành nghề xe ôm gần đó cho biết: “Cái hôm đầu tiên ấy, một cái taxi đâm sầu vào đó, gãy đôi cái cọc biển báo kìa. Lại còn tắc đường chứ. Sau khi di chuyển thi không tắc nữa nhưng mà hết ô tô lại đến xe máy đâm vào đấy. Một tuần qua, có 5 đến 6 vụ tai nạn ngay chỗ đó rồi. Cái cọc kia gãy đổ, được thay 3 lần rồi đó.”
Nick Baby Die Hard trên diễn đàn V. cho biết: "Lần đầu tiên cũng suýt đâm vào đấy, mấy hôm sau thì thấy taxi loạn hết cả lên, lỡ đâm vào làn bên phải rồi lại phải lùi lại, loay hoay mãi tắc cả đường."
Nick Elber trên diễn đàn WTT thì đồng tình: "Phân làn là đúng quá rồi, ai đời có nhiều chỗ đèn xanh đỏ ghi rõ rành rành: Đèn đỏ các phương tiện được phép rẽ phải, mà có lắm người cứ ung dung đỗ ô tô chình ình ra ý."
Theo một số người ở xung quanh đó, vị trí thí điểm phân cách chưa hợp lý, khiến nhiều xe ô tô bị "đánh úp" và phạm luật. Do đó, thí điểm dải phân cách ở đầu phố Huế chưa thực sự đạt được mục đích, ý nghĩa của việc phân làn.
So với thời điểm 2003, 2006 và 2009, việc tổ chức phân làn hiện nay gặp nhiều khó khăn hơn bởi cơ sở hạ tầng, ý thức của người tham gia giao thông chưa được cải thiện là mấy, nhưng phương tiện cá nhân lại tăng cao hơn nhiều. Nghị định 34/2010/QĐ-CP ra đời đã nâng đáng kể mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trong đó quy định lỗi không đi đúng làn đường đối với oto bị xử phạt từ 600 nghìn đồng đến 800 nghìn đồng; mức phạt dành cho moto, xe máy là từ 80 nghìn đồng đến 100 nghìn đồng, và từ 40 nghìn đồng đến 60 nghìn đồng đối với xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ vi phạm. Những mức phạt này được cho là đủ sức răn đe, chấn chỉnh lại ý thức người tham gia giao thông.
Việc phân làn đường đã từng thất bại tại các trục đường Kim Mã, Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt. Một trong những nguyên nhân mà các chuyên gia Nhật Bản sang hỗ trợ việc phân làn đã nhận xét là do cách tiếp cận và tổ chức chưa thực sự quyết liệt và ý thức người dân chưa cao.
Xe máy cứ chạy theo làn nào thoải mái nhất, rộng rãi nhất.
Đến lượt xe buýt cũng đi sai làn.
Hàng rào chắn bị xô lệch khỏi vị trí ban đầu do phương tiện giao thông va chạm vào.
Một người hành nghề xe ôm gần đó cho biết: “Cái hôm đầu tiên ấy, một cái taxi đâm sầu vào đó, gãy đôi cái cọc biển báo kìa. Lại còn tắc đường chứ. Sau khi di chuyển thi không tắc nữa nhưng mà hết ô tô lại đến xe máy đâm vào đấy. Một tuần qua, có 5 đến 6 vụ tai nạn ngay chỗ đó rồi. Cái cọc kia gãy đổ, được thay 3 lần rồi đó.”
Xe ô tô lỡ đà đi vào phần đường sai quy định.
Anh Dũng – chủ 1 cửa hàng loa đài ngay đối diện đoạn đường được đặt hàng
rào chắn, cho biết : “Cái hàng rào này được người ta đặt ở đó từ tuần
trước. Vị trí ban đầu của nó là ở phía trên cách chỗ hiện tại 15m kìa.
Ngày đầu tiên đặt xong thì tắc đường. Chết cứng luôn. Thế là hôm sau
phải di dời đến chỗ này.”Nick Baby Die Hard trên diễn đàn V. cho biết: "Lần đầu tiên cũng suýt đâm vào đấy, mấy hôm sau thì thấy taxi loạn hết cả lên, lỡ đâm vào làn bên phải rồi lại phải lùi lại, loay hoay mãi tắc cả đường."
Nick Elber trên diễn đàn WTT thì đồng tình: "Phân làn là đúng quá rồi, ai đời có nhiều chỗ đèn xanh đỏ ghi rõ rành rành: Đèn đỏ các phương tiện được phép rẽ phải, mà có lắm người cứ ung dung đỗ ô tô chình ình ra ý."
Theo một số người ở xung quanh đó, vị trí thí điểm phân cách chưa hợp lý, khiến nhiều xe ô tô bị "đánh úp" và phạm luật. Do đó, thí điểm dải phân cách ở đầu phố Huế chưa thực sự đạt được mục đích, ý nghĩa của việc phân làn.
So với thời điểm 2003, 2006 và 2009, việc tổ chức phân làn hiện nay gặp nhiều khó khăn hơn bởi cơ sở hạ tầng, ý thức của người tham gia giao thông chưa được cải thiện là mấy, nhưng phương tiện cá nhân lại tăng cao hơn nhiều. Nghị định 34/2010/QĐ-CP ra đời đã nâng đáng kể mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trong đó quy định lỗi không đi đúng làn đường đối với oto bị xử phạt từ 600 nghìn đồng đến 800 nghìn đồng; mức phạt dành cho moto, xe máy là từ 80 nghìn đồng đến 100 nghìn đồng, và từ 40 nghìn đồng đến 60 nghìn đồng đối với xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ vi phạm. Những mức phạt này được cho là đủ sức răn đe, chấn chỉnh lại ý thức người tham gia giao thông.
Việc phân làn đường đã từng thất bại tại các trục đường Kim Mã, Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt. Một trong những nguyên nhân mà các chuyên gia Nhật Bản sang hỗ trợ việc phân làn đã nhận xét là do cách tiếp cận và tổ chức chưa thực sự quyết liệt và ý thức người dân chưa cao.