Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người nghĩ bệnh nhồi máu não thường chỉ xảy ra đột ngột ở người trung niên và người cao tuổi. Nhưng thực tế, căn bệnh này đang ngày càng trẻ hóa và nguyên nhân có thể xuất phát từ thói quen ăn uống lẫn sinh hoạt hàng ngày chưa hợp lý.

Tỷ lệ mắc bệnh nhồi máu não trong vài năm gần đây đang có chiều hướng gia tăng ở người trẻ tuổi.

Lấy một ví dụ gần nhất có thể kể đến trường hợp bác sĩ Trương (người Trung Quốc) đột ngột bị nhồi máu não khi đang làm việc được đăng tải trên trang Sohu thời gian trước. Trong thời điểm dịch COVID-19 đang hoành hành tại nhiều nơi, bác sĩ Trương đã bất chấp sức khỏe mà kiên cường tham gia xung phong làm việc trên tuyến đầu chống dịch.

Do làm việc quá sức, vị bác sĩ này đã bị ngất xỉu và được đưa đi cấp cứu. Sau khi kiểm tra thì bác sĩ Trương được chẩn đoán bị nhồi máu não. Thực tế, trong giai đoạn đầu hỗ trợ công tác phòng chống dịch, bác sĩ Trương đã có biểu hiện bị chóng mặt, đau bụng. Tuy nhiên, thay vì tìm cách chữa trị, bác sĩ Trương lại cố gắng tiếp tục làm việc nên mới dẫn đến tình trạng làm việc quá sức, gây ra cơn nhồi máu não đột ngột.

 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Ngoài ra, còn có một người đàn ông họ Quách (32 tuổi) sống tại tỉnh Hồ Nam được chẩn đoán nhồi máu não 2 lần trong 3 năm. Khi còn trẻ, người đàn ông này được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường nhưng vì nghĩ rằng đây không phải bệnh nặng nên đã chủ quan bỏ qua việc điều trị sớm. Sau đó, tình trạng bệnh ngày càng trở nên tồi tệ và người đàn ông này đã phải đối diện với một cơn đột quỵ ở thời gian sau và để lại di chứng liệt nửa người không thể chữa khỏi.

 - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

3 thói quen xấu người trẻ cần sửa ngay nếu không muốn bị đột quỵ, nhồi máu não

1. Uống đồ có ga trong thời gian dài

Nước có ga là thức uống giải khát phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Tuy vậy, bạn không nên uống quá thường xuyên, đặc biệt cần nói không với chuyện uống thay nước lọc. Bởi loại đồ uống này chứa nhiều chất phụ gia nên không chỉ phá vỡ sự cân bằng của cơ thể mà còn dễ gây thiếu nước, làm máu có độ nhớt bất thường, từ đó khiến não thiếu máu và oxy cung cấp không đủ, dễ gây ra cơn nhồi máu não đột ngột.

 - Ảnh 3.

2. Thức khuya và căng thẳng

Đừng coi thường việc thức khuya, nhiều người trẻ cho rằng chuyện thức khuya thường xuyên cũng không có gì xấu. Nhưng thực tế, thức khuya thường xuyên sẽ làm cơ thể tiết ra hormone adrenaline, làm rối loạn hệ thần kinh thực vật và ảnh hưởng đến thần kinh não bộ. Về lâu dài, nó có thể gây ra những cơn nhồi máu não, đột quỵ không báo trước.

 - Ảnh 4.

3. Hút thuốc và nghiện rượu

Người hút thuốc lá và uống rượu bia nhiều dễ bị nhồi máu não hơn người bình thường. Do trong 2 sản phẩm này có chứa các chất độc hại như hắc ín và nicotin. Một lượng lớn rượu đi vào cơ thể có thể gây tổn thương mạch máu, làm tăng huyết áp trong cơ thể, từ đó làm đẩy nhanh quá trình xơ cứng động mạch và gây nhồi máu não đột ngột.

Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh nhồi máu não?

Muốn phòng bệnh nhồi máu não trước hết phải có chế độ ăn uống hợp lý, cố gắng ăn ít thức ăn nhiều dầu mỡ, chứa cholesterol cao, nhiều đường, nhiều muối... Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều rau quả tươi để đào thải các chất dư thừa trong cơ thể, từ đó sẽ chuyển hóa lipid thừa ra ngoài cơ thể bằng quá trình trao đổi chất, giúp lưu thông mạch máu, giảm tắc nghẽn mạch máu, ngăn ngừa các bệnh về mạch máu như nhồi máu não.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tập thể dục với các bài tập như: chạy, đi bộ… để thúc đẩy tuần hoàn máu, đẩy nhanh tốc độ trao đổi chất trong cơ thể, tránh lắng đọng một lượng lớn các chất có hại trong mạch máu và giữ cho các mạch máu luôn ở trạng thái sạch sẽ.

Nguồn: Sohu

 - Ảnh 5.