Ngày càng nhiều người trẻ tuổi mắc ung thư đại trực tràng

Theo các chuyên gia bệnh ung thư đang ngày càng trẻ hoá đặc biệt là ung thư vú, ung thư đường tiêu hoá. Nếu trước kia bệnh chỉ ở người già thì nay bệnh nhân bị ung thư ở giai đoạn tuổi 20 – 30 rất nhiều thậm chí có cháu 15, 16 tuổi đã bị ung thư.

Nguyễn Thị Tr. quê Lào Cai chia sẻ 24 tuổi cô bị ung thư đại tràng đã phẫu thuật, xạ trị và điều trị hoá chất tại Bệnh viện K trung ương. Tr tâm sự khi Tr. có những cơn đau bụng, đi ngoài phân nhầy đen thì lúc này ung thư đã ở giai đoạn muộn.

Những dấu hiệu Tr. bỏ quên, từ sau khi học xong trung cấp mầm non ở Phú Thọ, Tr. lên Lào Cai dạy cho một trường mầm non tư thục ở thành phố Lào Cai. 3 năm trước, Tr. bị đi ngoài ra máu kèm theo phân nhầy nhầy, khi táo bón khi phân lỏng nhưng cô chủ quan.

Lên mạng tìm kiếm Tr nghĩ mình bị trĩ nên Tr. tự ra nhà thuốc mua thuốc nhuận tràng về uống. Các dấu hiệu của bệnh mờ nhạt dần nên cô không theo dõi được.

Ngày càng nhiều người trẻ mắc ung thư đại tràng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu chắc chắn cần khám - Ảnh 1.

Ung thư đại trực tràng là căn bệnh nguy hiểm.

Từ đó, Tr. yên tâm không suy nghĩ chỉ đến khi cô bị đau bụng, đi ngoài liên tục có máu cô mới đến bệnh viện kiểm tra. Qua khám lâm sàng bác sĩ nghi ngờ Tr. bị ung thư đại trực tràng nên khuyên Tr xuống Hà Nội kiểm tra lại.

Kết quả, nội soi đại trực tràng ống mềm, trong đại tràng có Tr có khối polyp, bấm sinh thiết khối u giải phẫu tế bào học là ung thư đại tràng.

Tuy nhiên, bệnh của Tr. không phẫu thuật được mà phải xạ trị trước sau đó mới phẫu thuật sau. Đến nay sau phẫu thuật được 7 tháng, qua 4 đợt hoá chất sức khoẻ của Tr đang dần phục hồi.

TS Phạm Văn Bình – Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện K trung ương cho biết ông từng phẫu thuật cho bệnh nhân trẻ nhất mắc ung thư đại tràng là một nam sinh 16 tuổi.

Cháu bé bị ung thư đại trực tràng giai đoạn tiến triển dù các bác sĩ đã làm phẫu thuật và điều trị rất bài bản nhưng khi cháu đến bệnh đã di căn gan, bác sĩ rất cố gắng nhưng kết quả không được như mong muốn. Bệnh nhân đã tử vong trước tiếc nuối của các bác sĩ.

TS Bình cho biết nếu bệnh nhân đến sớm thì cơ hội chữa bệnh sẽ tăng lên rất nhiều nhưng hiện nay thói quen đi khám bệnh của người dân vẫn rất hạn chế.

Ngày càng nhiều người trẻ mắc ung thư đại tràng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu chắc chắn cần khám - Ảnh 2.

TS Bình chia sẻ về bệnh ung thư đại trực tràng.

Theo TS Bình 95 % ung thư đại tràng có thể phát triển trên nền một ployp. Polyp không phải là u nhưng là một tổn thương có hình dạng giống như một khối u, có cuống hoặc không, do niêm mạc đại tràng và tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành.

Polyp không phải là ung thư nhưng chúng có thể phát triển thành ung thư sau một thời gian dài.

Ung thư đại tràng tiến triển thầm lặng, dấu hiệu dễ nhầm lẫn

TS Bình chia sẻ ung thư đại trực tràng nếu bệnh nhân chú ý các dấu hiệu của bệnh thì có thể phát hiện sớm nhất là những người có tiền sử gia đình bị ung thư đại trực tràng, đa polyp.

Ung thư đại trực tràng cũng như hầu hết các ung thư khác, tiến triển thầm lặng, ở giai đoạn sớm bệnh nhân hoàn toàn không có một triệu chứng nào. Khi có triệu chứng rõ rệt thì thường bệnh đã ở giai đoạn lan tràn. Các triệu chứng thường gặp là thay đổi đại tiện, khi thì táo bón, lúc tiêu chảy.

Các dấu hiệu để nhận biết ung thư đại tràng:

+ Thay đổi thói quen đi ngoài. Bình thường mỗi người đều có thói quen đi đại tiện đều đặn, đột nhiên ngày đi 2 - 3 lần.

+ Có máu trong phân, xuất hiện 1 lần hoặc nhiều lần. Nếu máu tươi có thể là trĩ nhưng máu lẫn trong phân thì cần chú ý ung thư đại trực tràng.

+ Tiêu chảy hoặc táo bón, khuôn phân dẹt, trong người cảm giác đi ngoài không hết, thèm cảm giác trung tiện, kèm theo đau bụng.

+ Sụt cân không rõ nguyên nhân.

+ Ở giai đoạn muộn hơn khối u to chèn bụng do bán tắc lòng trực tràng, bụng đau, đầy hơi, buồn nôn.

Đi ngoài phân máu ở giai đoạn tiến triển là một trong những dấu hiệu đáng tin nhất của ung thư đại trực tràng, đặc biệt khối u nằm càng gần hậu môn, thì triệu chứng này càng rõ.

Mất máu lâu ngày, bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt và nặng hơn là khó thở. Thay đổi khuôn phân, phân có thể nhỏ lại, dẹt.

Dự phòng ung thư đại trực tràng, TS Bình cho biết nên khám định kì hàng năm từ tuổi 40. Khi khám bác sĩ sẽ thăm trực tràng và làm xét nghiệm thử máu trong phân.

Từ 50 tuổi nên nội soi đại trực tràng. Nếu kết quả tốt, chỉ cần soi định kỳ mỗi 3 đến 5 năm một lần.