Theo quan niệm dân gian, Rằm tháng Giêng hay còn được gọi là "Tết Nguyên tiêu" với ý nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới.

Rằm tháng Giêng là một trong những lễ cúng quan trọng trong năm đối với người Việt. Bắt đầu từ ngày 14 (đêm trước trăng rằm) và trọn ngày 15 (ngày rằm) cho đến nửa đêm 15 (đêm trăng rằm) của tháng Giêng âm lịch.

Việc cúng Rằm tháng Giêng được xem là tín ngưỡng, tôn giáo lâu đời. Với mục đích bày tỏ lòng thành kính với ông bà, cha mẹ, tạ ơn những người trên đã phù hộ cho gia đình, con cháu được mạnh khỏe, học tập thành tài, làm ăn phát đạt trong năm. Nên nó càng có ý nghĩa quan trọng trong tâm linh của mỗi gia đình.

Cúng Rằm tháng Giêng 2020 ngày, giờ nào tốt

Ngày giờ và cách sắm lễ cúng Rằm tháng Giêng chuẩn nhất cho các chị em tham khảo - Ảnh 2.

Năm Canh Tý 2020, Rằm tháng Giêng là ngày 15 âm lịch, tương ứng là ngày 8/2/2020 dương lịch và rơi vào ngày thứ Bảy.

Theo phong tục của cha ông để lại, thì cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm (tức 15 âm lịch) là tốt nhất. Còn nếu với ai không sắp xếp được công việc để cúng vào đúng giờ thì có thể cúng trước đó 1 ngày, tức 14 tháng Giêng.

+ Ngày chính Rằm 15/1, giờ đẹp tiến hành cúng Rằm tháng Giêng 2020 gồm:

Giờ Thìn (7h-9h)

Giờ Ngọ (11h-13h)

Giờ Mùi (13h-15h)

+ Ngày 14 tháng Giêng, tức ngày 7/2/2020 dương lịch, khung giờ đẹp gồm:

Giờ Thìn (7h-9h)

Giờ Tỵ (9h-11h)

Giờ Thân (15h-17h)

Giờ Dậu (17h-19h)

Ngoài hai ngày này, gia đình không nên cúng Rằm tháng Giêng vào ngày khác. 

Ngoài ra, trong quan niệm của người Việt, mỗi gia đình nên làm lễ cúng vào lúc chính Ngọ tức là 12 giờ trưa. Bởi đây là lúc Phật hiển linh nên mọi người có thể "cầu được ước thấy", hoàn thiện tâm niệm như ý muốn.

Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng gồm những gì

Ngày giờ và cách sắm lễ cúng Rằm tháng Giêng chuẩn nhất cho các chị em tham khảo - Ảnh 3.

Việc chuẩn bị mâm cỗ cúng vào ngày Rằm tháng Giêng không cần phải quá cầu kỳ nhưng cả gia đình nên ăn chay để cầu mong may mắn, giải hạn cho cả năm.

Mâm lễ cúng Phật

Đối với mâm cỗ cúng Phật ngày Rằm tháng Giêng, lễ vật dâng cúng thường là hoa quả, chè xôi, các món đậu, canh xào thanh đạm. 

Ngày nay, trong mâm cúng Phật, nhiều gia đình còn thêm món bánh trôi nước với ý nghĩa cầu mong cả năm hanh thông, hạnh phúc được tròn đầy. 

Mâm chỗ chay này thường có từ 10 - 12 - 25 món. Điểm đặc biệt là sự hiện diện của nhiều màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Bên cạnh đó, ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.

Mâm lễ cúng gia tiên 

Mâm cỗ mặn cúng gia tiên trong ngày Rằm tháng Giêng thường có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành tròn 10 món. Trong đó, 4 bát gồm bát canh ninh măng, bát canh bóng, bát canh miến và bát canh mọc. Gia chủ không cần dùng bát to mà chỉ cần cho vào những chiếc bát vừa phải để cúng gia tiên là đủ.

Mâm cúng gia tiên cũng bao gồm 6 đĩa trong đó thịt gà hoặc thịt lợn luộc, giò hoặc chả, nem thính hoặc đĩa xào, dưa muối (có thể dùng dưa hành), xôi hoặc bánh chưng và nước chấm.

Bên cạnh đó, mâm cơm cúng gia tiên cần phải có đầy đủ các vị. Vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa dưa hành và vị ngọt của bánh. 

Những kiêng kỵ trong ngày Rằm tháng Giêng

Ngày giờ và cách sắm lễ cúng Rằm tháng Giêng chuẩn nhất cho các chị em tham khảo - Ảnh 4.

Ngày Rằm đầu tiên của năm mới rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt. Vì thế, chị em cũng nên lưu ý một số điều kiêng kỵ trong ngày này để có một năm thuận lợi.

– Tránh làm rơi vỡ, làm hỏng đồ đạc trong nhà để tránh bị hao tài, tốn của trong năm mới.

– Kiêng đi đến những nơi có âm khí như mồ mả, nơi hoang vu hoặc bệnh viện, nhất là đối với những người sức khỏe yếu kém.

– Tránh mang nhiều tiền bạc, đồ vật có giá trị bên người. Nếu mất tài sản vào ngày này thì năm nay tài vận của bạn sẽ kém đi.

– Kiêng cho người khác mượn tiền, nếu bạn cho mượn nghĩa là bạn cũng cho đi tài khí của mình.

– Không để thùng gạo trong nhà lộ đáy.

– Chú ý không nên để quần áo bị rách, theo quan niệm xưa thì nếu quần áo rách, năm tới bạn sẽ bị vận rủi đeo bám.

– Ngày này không nên sát sinh mà nên phóng sinh, tích đức.