Chúng ta thường ngáp khi quá mệt mỏi hay quá nhàm chán. Và thậm chí khi nhìn thấy một người nào đó ngáp bạn cũng không thể kìm nén. Không chỉ con người, động vật cũng ngáp. Hơn nữa, con người ngáp từ khi còn trong bụng mẹ. Các nghiên cứu cho thấy thai nhi 11 tuần đã biết ngáp.
Ngáp thường kéo dài bao lâu?
Trung bình chúng ta ngáp khoảng 6 giây
Trung bình ngáp kéo dài khoảng 6 giây. Nghiên cứu cho thấy trung bình mỗi người ngáp tới 240.000 lần trong cuộc đời. Và theo tính toán thì trung bình mỗi người dành 400 giờ trong cuộc đời chỉ để ngáp. Quả là một con số khổng lồ. Vậy đâu là nguyên do khiến chúng ta ngáp và ngáp để làm gì?
Tại sao chúng ta ngáp?
Để lấy thêm oxy
Lúc buồn ngủ, mệt mỏi hay chán nản, nhịp thở của chúng ta thường rất chậm. Vì thế mà não và cơ thể dễ rơi vào tình trạng thiếu oxy. Từ đó, não phát tín hiệu cho cơ thể ngáp để lấy hơi thở sâu và mạnh hơn, giúp cơ thể thêm Oxy và thải CO2 ra ngoài nhanh chóng.
Để điều hòa nhiệt độ trên não
Các nhà khoa học cho rằng ngáp sẽ khiến não "hạ hỏa". Lúc ngáp, nhịp tim tăng lên đến 30% khiến máu bơm lên não nhanh hơn, điều này giúp nhiệt độ trong não giảm xuống. Đồng thời, việc hít luồng không khí mát cũng sẽ khiến việc giảm nhiệt độ trong não diễn ra nhanh hơn.
Do nhiệt độ tăng lên trước và sau khi ngủ dậy nên chúng ta thường ngáp.
Chúng ta thường ngáp sau khi ngủ dậy bởi nhiệt độ cơ thể của chúng ta tăng lên một cách tự nhiên trước và sau khi ngủ. Việc làm mát não sẽ giúp chúng ta tỉnh táo nhanh hơn.
Do một số hóa chất trong não quy định
Các hóa chất điều chỉnh giấc ngủ như serotonin và dopamine làm kích thích ngáp. Ngược lại, các hóa chất như endorphin lại làm giảm tần suất ngáp.
Do sự đồng cảm trong con người bạn
Có lẽ đây là lý do tại sao ngáp được coi là một “bệnh truyền nhiễm”. Ngáp rất dễ lan truyền, tuy nhiên cũng tùy vào đức tính của con người đó.
Ngáp có thể lây truyền từ người này qua người khác
Đôi khi chỉ một người trong phòng ngáp cũng khiến cả phòng ngáp theo. Nhưng không có nghĩa rằng ai cũng dễ bị lây truyền ngáp. Vì vậy, những ai dễ dàng cảm thông và thấu hiểu cho người khác thì cũng hay bị lây ngáp hơn những người còn lại.
(Nguồn: Witty Feed)