Vu Hiểu Đan đã làm việc trong ngành thiết kế đồ lót hơn 20 năm. Vào năm 2019, bà lần đầu tiên tiếp xúc với nhóm phụ nữ đã trải qua phẫu thuật ung thư vú và phát hiện ra rằng không có một loại đồ lót nào trên thị trường được thiết kế đáp ứng nhu cầu của họ. 

Dữ liệu từ Trung tâm Ung thư Quốc gia cho thấy, ở Trung Quốc, ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, với khoảng 1,5 triệu bệnh nhân hiện tại. Chỉ riêng trong năm 2021, đã có 420.000 trường hợp mới được chẩn đoán mắc ung thư vú và tỷ lệ này đang tăng lên với tốc độ 20% hàng năm. 

Sau khi phẫu thuật cắt bỏ vú, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với hiện tượng lõm ở ngực ở các mức độ khác nhau, nhưng hầu hết các loại "ngực giả" có sẵn trên thị trường lại có kích thước cố định. Hơn nữa, do sự thay đổi hormone, họ còn phải chịu đựng tình trạng đổ mồ hôi trộm nghiêm trọng, bốc hỏa... 

Nghề chẳng mấy ai làm nhưng cực kỳ nhân văn: Thiết kế đồ lót cho chị em phụ nữ đã cắt bỏ ngực - Ảnh 1.

Nhà thiết kế Vu Hiểu Đan.

Vu Hiểu Đan - khi gần bước vào ngưỡng cửa tuổi 60, đã đau đáu với điều này. Ấp ủ từng chút một, 3 năm sau, thương hiệu "Giang Hảo" ra đời với ý tưởng "mô đun hóa" cho phép bệnh nhân tự kết hợp chiếc áo lót của mình: Một chiếc áo lót được chia thành hai phần trái và phải, phân biệt giữa phần bị bệnh và phần còn lành lặn. Bên phần bị bệnh, họ có thể đặt vào những miếng đệm có độ dày khác nhau để đạt được sự cân bằng với phía đối diện. Chất liệu thoáng khí và vật liệu lấp đầy có thể giúp giảm bớt nhiệt độ cơ thể sau phẫu thuật trong thời gian dài. 

Nghề chẳng mấy ai làm nhưng cực kỳ nhân văn: Thiết kế đồ lót cho chị em phụ nữ đã cắt bỏ ngực - Ảnh 2.

Trong một cuộc trò chuyện, Vu Hiểu Đan đã tâm sự rất thật về phụ nữ, đồ lót và "nhu cầu không được nhìn thấy" này.

1.5 triệu phụ nữ "vô hình"

Vào năm 2019, một bác sĩ chuyên khoa ung thư vú đã tìm đến tôi và bày tỏ rằng bệnh nhân của ông ấy sau khi phẫu thuật không có quần áo phù hợp để mặc. Không có ai thiết kế nội y dành riêng cho phụ nữ sau khi phẫu thuật cắt bỏ ngực, và ông ấy cần sự giúp đỡ của một nhà thiết kế.

Nghề chẳng mấy ai làm nhưng cực kỳ nhân văn: Thiết kế đồ lót cho chị em phụ nữ đã cắt bỏ ngực - Ảnh 3.

Phẫu thuật cắt bỏ ngực là phương pháp điều trị ung thư vú phổ biến nhất hiện nay, và nhiều phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 50 đã lựa chọn phương pháp này để loại bỏ một hoặc cả hai bên ngực của mình. Sau khi cắt bỏ, cơ thể họ sẽ có những phần lõm ở các mức độ khác nhau, và khi mặc nội y, phần ngực sẽ lộ rõ các khuôn hõm, có người da chỉ mỏng manh như tờ giấy, tựa như chạm vào là rách.

Trên thị trường hiện nay, sản phẩm được sản xuất nhiều nhất thực chất là "ngực giả," và không mấy ai quan tâm đến thiết kế của nội y. Nội y chỉ cần có một lỗ để có thể nhét ngực giả vào. Loại nội y này không hề thoải mái chút nào, với trọng lượng lên đến 800g, ngực giả khiến cho cơ thể của bệnh nhân chịu không nổi.

Nghề chẳng mấy ai làm nhưng cực kỳ nhân văn: Thiết kế đồ lót cho chị em phụ nữ đã cắt bỏ ngực - Ảnh 4.

Vu Hiểu Đan từng là một dịch giả văn học, đã dịch bài thơ nổi tiếng "Lolita" của Nabokov, tác giả của cuốn tiểu thuyết "Người tình năm 1980" (năm 2009). Trong những năm 1990, bà đến New York học thiết kế thời trang, trở thành một nhà thiết kế nội y. Trong 20 năm qua, bà đã cung cấp các thiết kế của mình cho nhiều thương hiệu như Victoria's Secret, Maidenform,... Vào năm 2015, bà thành lập thương hiệu cá nhân EMILY YU.

Là một nhà thiết kế nội y, tôi luôn giữ vững sự nhạy bén với phụ nữ và cơ thể họ. Sự thiếu thốn mà phụ nữ ung thư vú phải đối mặt đã chạm đến trái tim tôi. Khi tôi nhìn vào bức ảnh lâm sàng mà bác sĩ đưa cho, sự thật là cảm giác rất sốc. Tôi quyết định bỏ lại tất cả những gì đang làm, và bắt đầu quá trình nghiên cứu dài hơi - phụ nữ mắc ung thư vú cần loại nội y nào? Họ quan tâm đến điều gì? Nỗi đau của họ chỉ tồn tại trên cơ thể thôi sao?

Nghề chẳng mấy ai làm nhưng cực kỳ nhân văn: Thiết kế đồ lót cho chị em phụ nữ đã cắt bỏ ngực - Ảnh 5.

Nhưng đại dịch đã bắt đầu, việc gặp gỡ bệnh nhân, tìm nguyên liệu và thiết kế đã gặp phải trở ngại liên tục. Vào tháng 7 năm 2020, lần thứ hai tôi thử đi về phía Nam để đặt vải ở nhà máy, ngay khi tới sân bay, tôi nhận được một cuộc điện thoại từ một người bạn thân, cô ấy thông báo rằng mình đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, câu đầu tiên cô ấy nói là, "Giờ thì tớ có thể làm người mẫu cho cậu rồi".

Khoảnh khắc đó, tôi cảm thấy mọi thứ như đã được định mệnh. Phụ nữ Trung Quốc có vẻ đặc biệt thích và giỏi việc tự mình vá vá, sửa sửa; quần áo rách một lỗ không sao, vá lại một chút là có thể mặc tiếp. Nội y cũng tương tự, tôi còn nhớ lần đầu tiên gặp phụ nữ ung thư vú, họ đưa cho tôi xem những chiếc nội y sau phẫu thuật tự chế của mình, để cố gắng cân bằng phần ngực đã cắt bỏ với bên còn lại, họ đã nhét vào đó đủ thứ.

Thường thấy nhất là những chiếc áo ngực cũ, được khâu lại với nhau; nếu không thể làm gì hơn được, họ sẽ nhét vào một chiếc khăn tay, gạc, hoặc khăn lụa. Có người thậm chí dùng hạt đỗ để làm túi cát nhét vào, thấy hạt đỗ quá to, họ chuyển sang dùng hạt quinoa, hạt ý dĩ, có người nói với tôi rằng hạt đã nảy mầm.

Lúc đó tôi mới biết, sau phẫu thuật, họ phải đối mặt với tình trạng sốt về đêm, bốc hỏa rất nghiêm trọng; những ngực giả silicon thông thường làm từ chất liệu dầu, hoàn toàn không thấm hút, tôi cảm nhận được chiếc áo ngực của họ, ướt đẫm.

Nghề chẳng mấy ai làm nhưng cực kỳ nhân văn: Thiết kế đồ lót cho chị em phụ nữ đã cắt bỏ ngực - Ảnh 7.

Đó là một khó khăn mà tôi chưa từng trải qua, vì là một nhà thiết kế, đây là lần đầu tiên tôi không thể trải nghiệm trực tiếp, không thể dựa vào cơ thể và kinh nghiệm của mình. Tôi chỉ có thể gặp gỡ, mời họ đến nhà để kể về câu chuyện của mình. Tôi đã thiết kế nội y cho phụ nữ bình thường suốt mười mấy, hai mươi năm, nhưng chưa bao giờ tiếp xúc với lĩnh vực này, trước đó tôi cũng nghĩ rằng họ sẽ không có quá nhiều khác biệt.

Nhưng sự thật là, do sự thay đổi lớn trong tiết hormone, cơ thể họ thực sự đặt ra yêu cầu rất cao về chất liệu nội y; những chất liệu như ren, lưới mà nội y thông thường sử dụng, không phù hợp với làn da sau phẫu thuật của họ. Sự thoải mái chỉ là một phần, họ còn quan tâm nhiều hơn đến việc "trông giống như phụ nữ bình thường", không muốn lộ ra sự không cân đối của cơ thể.

Nghề chẳng mấy ai làm nhưng cực kỳ nhân văn: Thiết kế đồ lót cho chị em phụ nữ đã cắt bỏ ngực - Ảnh 8.

Thực tế là, cơ thể sau phẫu thuật, tùy theo từng giai đoạn, sẽ có những hình dáng khác nhau; từ sau khi phẫu thuật cho đến khi khâu vết thương, uống thuốc, kích thước vùng ngực cũng sẽ thay đổi theo. Ngực giả silicon trên thị trường hầu hết có kích cỡ cố định, còn việc chỉ làm phần lót, mà bỏ qua áo ngực, cũng chỉ là "xôi thì ít mà lá thì nhiều". 

Khi mẫu thử đầu tiên ra đời, một cô gái đến thử đồ nói với tôi: "Cô ơi, cô có thể làm nó trở nên đặc ruột được không?". Tôi hỏi tại sao, cô ấy nói rằng khi đi xe buýt, tàu điện ngầm, nếu có ai đó vô tình chạm vào, cô ấy sẽ cảm thấy rất lo lắng, người ta sẽ nghĩ sao mà nó rỗng tuếch, bản thân cô ấy cũng sẽ cảm thấy bị tổn thương, sẽ có thói quen muốn bảo vệ phần cơ thể đã mất, luôn co rụt, thân người cúi xuống, đau lưng, và nhiều người vì thế mà mắc chứng vai cao thấp.

Tôi nghĩ rằng, tôi không chỉ cần giải quyết vấn đề, mà còn cần chú ý đến nhu cầu từng cá nhân. Họ cần có nhiều lựa chọn hơn, để có thể có quần áo phù hợp mặc ở mỗi giai đoạn khác nhau.

Tặng cho phụ nữ đã cắt ngực một bộ "áo giáp"

Trong một thời gian dài, tôi luôn vắt óc suy nghĩ, liệu có phương thức tùy chỉnh nào giá cả phải chăng, có thể sản xuất hàng loạt nhưng vẫn đảm bảo tính cá nhân hóa? Sau biết bao lần cải tiến và thảo luận, cuối cùng tôi đã quyết định chọn phương án mô-đun hóa.

Giống như việc xếp hình Lego hay ghép puzzle, chúng ta có thể lắp ráp các bộ phận để tạo nên một chiếc áo ngực hoàn chỉnh, tùy theo nhu cầu cá nhân để lựa chọn các phụ kiện. Thế là chiếc áo ngực đã được phân chia, thành hai nửa - nửa trái và nửa phải, một bên dành cho phần cơ thể bị ảnh hưởng và một bên còn lành lặn. Nếu bạn đã phẫu thuật bên trái, bạn có thể chọn "bên trái bị ảnh hưởng và bên phải nguyên vẹn", hoặc những trường hợp phẫu thuật cả hai bên.

Phần đệm sử dụng loại bọt biển mới, có nhiều lỗ khí trên bề mặt, khả năng thoáng khí rất tốt, có thể thoát ra lượng nhiệt và ẩm thừa. Tôi đã làm ra cả đệm mỏng và đệm dày, có thể tăng giảm tùy theo kích thước của bộ ngực.

Thông thường, các loại áo ngực bình thường mở lỗ để đặt miếng đệm ở bên hông, nhưng miếng đệm có thể lòi ra, cũng dễ gây đau cho làn da của họ, vì vậy tôi đã thiết kế lỗ mở ở phía trên và phía trước.

Mỗi khi thiết kế một mẫu, tôi đều mời một nhóm bệnh nhân sau phẫu thuật đến thử nghiệm, trước đây vì không có địa điểm chính thức nên luôn được tổ chức tại nhà tôi. Sau đó chúng tôi liên tục đến vài thành phố lớn, tổ chức hàng chục buổi thử nghiệm. Có những người con gái dẫn mẹ đến, cũng có cặp vợ chồng đến cùng nhau. Mỗi lần trở về sau buổi thử nghiệm, tôi lại bắt đầu cải thiện.

Chẳng hạn, nhiều phụ nữ sau khi phẫu thuật không thể vươn tay ra phía sau lưng để cài nút áo ngực, vì vậy chúng tôi thiết kế nó thành nút cài đôi mở ra phía trước và sau, và cũng di chuyển nút điều chỉnh dài ngắn của dây đeo vai ra phía trước; phía chạm vào da, tôi hy vọng mọi cảm giác lạ lẫm sẽ được loại trừ càng nhiều càng tốt, vì vậy không sử dụng nút kim loại thông thường hoặc may chỉ.

Dây đeo ở sau lưng có thể được đeo song song hoặc chéo, và điểm chéo cũng thấp hơn so với áo ngực thông thường. Điều này được xem xét đến việc sau phẫu thuật dễ xảy ra tình trạng phù nề do tắc nghẽn hạch bạch huyết, nhiều người cũng do lo lắng về vết thương mà bỏ qua việc thực hiện các động tác phục hồi, dễ dẫn đến tư thế cơ thể không tốt. 

Việc đeo chéo phía sau giống như "đai hỗ trợ lưng", khi mặc nó có thể liên tục nhắc nhở họ chú ý, nâng cao ý thức tích cực phục hồi. Thực tế, tất cả chỉ là những chi tiết nhỏ. Những gì họ cần thực sự không nhiều, chỉ là một chiếc áo ngực có thể bảo vệ họ, khiến họ cảm thấy an toàn. Vì vậy, thiết kế bên ngoài rất đơn giản, nhưng cần phải có tới 58 khuôn cắt, tức là 58 phụ kiện, mới có thể hoàn thành một chiếc.

Nghề chẳng mấy ai làm nhưng cực kỳ nhân văn: Thiết kế đồ lót cho chị em phụ nữ đã cắt bỏ ngực - Ảnh 12.

Tôi quyết định đặt tên cho nó là "Jiang Hao" (Giang Hảo - Sẽ Tốt), "Jiang" có nghĩa là ấm, thân thiện với phụ nữ, cũng có ý nghĩa "sắp sửa tốt lên". Mẫu đầu tiên dành cho phụ nữ có dáng người thông thường gọi là "Little Jiang", mẫu thứ hai "Big Jiang" dành cho những phụ nữ có dáng người đầy đặn hơn, dễ xảy ra tình trạng chảy xệ, giãn rộng và sau phẫu thuật càng dễ mất cân đối.

Nghề chẳng mấy ai làm nhưng cực kỳ nhân văn: Thiết kế đồ lót cho chị em phụ nữ đã cắt bỏ ngực - Ảnh 13.

Tôi nhớ rất rõ, có một cô gái gọi điện cho tôi, nghe thấy giọng của tôi cô ấy bắt đầu khóc nức nở. Cô ấy đột nhiên nhận ra cuối cùng cũng có người đang làm việc này, đang giúp đỡ và quan tâm đến họ. Giống như tìm lại được cảm giác có bác sĩ, có người đang chiến đấu cùng họ. Điều khó khăn nhất với họ không phải là quá trình điều trị. Bởi vì quá trình đó rất dài, ít nhất là nửa năm, nhưng lại rất đều đặn, một khi theo bác sĩ bước vào quy trình phẫu thuật, nhiều việc khác sẽ không được nghĩ tới.

Điều khó khăn nhất là khi bác sĩ nói với họ: "Mọi thứ đã kết thúc, bạn có thể đi về, không cần gặp tôi nữa", đó là lúc họ bắt đầu cuộc sống khó khăn nhất. Cảm giác lạc lõng và bơ vơ đó giống như một người vừa ra khỏi nhà tù. Bạn phải tự mình đối mặt với một xã hội lạ lẫm, đối diện việc quay trở lại công việc, đối mặt với vấn đề sinh đẻ, vấn đề gia đình...

Có một lần, một cặp vợ chồng trẻ đến thử nghiệm, vì không tìm được địa điểm, chồng cô nổi giận. Sau khi gặp mặt, anh ta xin lỗi, người vợ thì kể với tôi, họ mới kết hôn không lâu thì phát hiện ra vợ mình bị ung thư vú một bên. Sau khi phẫu thuật, vì áp lực muốn có con, họ đã ngưng thuốc và sinh con. Nhưng ngay sau khi sinh, bên kia lại phát hiện ra bệnh, và cuối cùng là phẫu thuật cả hai bên.

Trong khoảng thời gian 5, 6 năm sau hôn nhân, cặp đôi này liên tục sống trong sợ hãi và áp lực về tình trạng bệnh lặp đi lặp lại, không có cuộc sống bình thường, cáu kỉnh trở thành tình trạng thường xuyên. Nhiều gia đình tan vỡ chính là vào thời điểm này, tôi cũng nghe nói về vô số câu chuyện vợ chồng chọn ly hôn sau phẫu thuật.

Nghề chẳng mấy ai làm nhưng cực kỳ nhân văn: Thiết kế đồ lót cho chị em phụ nữ đã cắt bỏ ngực - Ảnh 14.

Nhiều người đến nhà tôi, điều đầu tiên họ hỏi là "có thể gỡ bỏ tóc giả không", tôi nói tất nhiên là được. Những yêu cầu này đều được xã hội áp đặt lên họ, một cách mù quáng cho rằng họ cần tóc giả sau khi hóa trị, nên đeo ngực giả, nhưng họ lại cảm thấy thật khó chịu và không dám thể hiện. Phụ nữ thường quá chú trọng cảm nhận của người khác mà bỏ bê chính mình.

Chúng tôi chọn can thiệp vào giai đoạn này, gửi tặng họ một bộ "áo giáp", không biết liệu có thể nào đó giảm bớt cảm giác thiếu thốn của họ hay không?

"Tôi mong họ sẽ sớm nhận được một cái ôm từ phía trước"

"Giang Hảo" là thương hiệu đã phát triển suốt ba năm sau dịch bệnh, trải qua không ít khó khăn. Mùa xuân năm 2021, đội nhóm của chúng tôi đã phải giải tán một lần. Rất nhiều người theo tôi vì mong muốn làm việc liên quan đến thời trang, những công việc nhẹ nhàng hơn, nhưng tôi đã "ích kỷ" khi đưa ra quyết định này. Không tránh khỏi việc có người không chịu nổi áp lực và đã rời đi, điều đó tôi có thể hiểu được. Đến nay, chúng tôi đã thay đổi đội ngũ tới bốn lần, duy trì một nhóm nhỏ chỉ từ năm đến sáu người.

Nghề chẳng mấy ai làm nhưng cực kỳ nhân văn: Thiết kế đồ lót cho chị em phụ nữ đã cắt bỏ ngực - Ảnh 15.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, chúng tôi cũng đã gặp khủng hoảng về dòng tiền. Sản phẩm áo lót này có quy trình sản xuất phức tạp, chỉ riêng khuôn mẫu cần thiết đã gấp hàng chục lần so với nội y thông thường, vì vậy rất khó để tìm một xưởng sản xuất sẵn lòng nhận việc. Tất nhiên là tôi cũng có lúc dao động. Trong ba năm qua, tôi và chồng đã sống ly thân, anh ấy dạy học ở New York và tôi chưa một lần có thể đến thăm.

Thêm vào đó, với việc tuổi tác của tôi càng ngày càng cao, đôi khi tôi tự hỏi liệu mình có nên làm những việc phù hợp với độ tuổi của mình? Nhưng với tư cách là một nhà thiết kế, tôi lại cảm thấy đó là trách nhiệm và sứ mệnh của mình.

Nghề chẳng mấy ai làm nhưng cực kỳ nhân văn: Thiết kế đồ lót cho chị em phụ nữ đã cắt bỏ ngực - Ảnh 16.

Có người cho rằng tôi đã tự đẩy mình vào một con đường hẹp, "Bạn hoàn toàn có thể thiết kế nội y cho tất cả phụ nữ, tại sao chỉ thiết kế cho bệnh nhân ung thư vú, không thấy đó là một nhóm rất nhỏ bé sao?". Trước hết, nhóm đó không hề nhỏ, với 420.000 ca chẩn đoán hàng năm và số lượng này vẫn đang tăng lên với tốc độ 20% mỗi năm.

Hơn nữa, họ cần tôi, tôi đã khiến họ chờ đợi quá lâu rồi, ngay cả khi trong số 420.000 người đó có 70% cần phải phẫu thuật, số còn lại chỉ có 1% muốn mặc, thì dù chỉ có 3.000 người cần, đó vẫn là nhu cầu cấp thiết. Vào cuối năm 2022, tôi đã phát triển sản phẩm thứ ba, không chỉ phục vụ cho phụ nữ sau phẫu thuật mà còn mang lại sự hỗ trợ tốt hơn cho phụ nữ nói chung, được đặt tên là 462.

Nghề chẳng mấy ai làm nhưng cực kỳ nhân văn: Thiết kế đồ lót cho chị em phụ nữ đã cắt bỏ ngực - Ảnh 17.

Trong khái niệm kích cỡ truyền thống, vòng đáy và cúp ngực thường có mối quan hệ tương quan, điều này xuất phát từ "quy chuẩn" được ngành nội y phương Tây thiết lập suốt hàng trăm năm. Tuy nhiên, phụ nữ có những đặc điểm cơ thể đa dạng, và kích cỡ vòng dưới và cúp ngực của chúng ta không phải lúc nào cũng tăng theo chiều hướng tích cực.

Tôi biết rằng rất nhiều cô gái từ khi bước vào tuổi dậy thì đã gặp phải vấn đề "đáy nhỏ ngực to" hoặc "đáy to ngực nhỏ" và không thể tìm được nội y phù hợp. 462 đã giải quyết điểm đau này với việc không thể tìm thấy kích cỡ phù hợp, phần sau của nó có một "miếng lưng" có thể tăng hoặc giảm vòng ngực mà không ảnh hưởng đến kích cỡ cúp.

Nghề chẳng mấy ai làm nhưng cực kỳ nhân văn: Thiết kế đồ lót cho chị em phụ nữ đã cắt bỏ ngực - Ảnh 18.

Và nhu cầu này được tôi phát hiện thông qua quá trình thiết kế nội y sau phẫu thuật. Vì vậy, tôi tin tưởng rằng trong tương lai "Giang Hảo" sẽ giải quyết được nhiều vấn đề hơn, và những người có nhu cầu cơ thể đặc biệt sẽ tìm đến chúng tôi, như những phụ nữ trong giai đoạn cho con bú đang đối mặt với vấn đề ngực không đều, hay "hội chứng Ba Lan" (một tình trạng bẩm sinh chỉ có một bên ngực phát triển). Dòng sản phẩm chính của tôi, EMILY YU, nổi bật với thiết kế ren và thêu. Hai phần sau này sẽ có sự bổ sung tốt hơn cho nhau. 

Phụ nữ và cơ thể họ là một chủ đề lớn, "Trong lịch sử phát triển lâu dài của nội y đã chứa đựng sự bao dung, chịu đựng, kiềm chế, đấu tranh, giải phóng và nổi loại của phụ nữ".

Tôi đã từng viết trong cuốn sách của mình "Bài học về nội y" rằng: "Phụ nữ, 200 năm trước đã chủ động từ bỏ quần chẽn, dùng quần lót để thiết lập một rào cản giữa cơ thể và thế giới bên ngoài, liên tục bước ra khỏi nhà; họ cũng dần không còn chỉ để làm vui lòng nam giới mà trang điểm cho mình, ngày hôm nay có thể dựa vào áo ngực để che giấu và trở thành người phụ nữ gợi cảm, ngày mai có thể không mặc gì cả. Họ không còn bị giới hạn bởi kỳ vọng xã hội, người phụ nữ ngày nay mặc áo bó ngực chỉ vì họ muốn, và trong sự thay đổi liên tục của đồ ngủ và quần áo nhà, không khó để thấy rằng họ mong muốn thoát khỏi công việc nhà và phân biệt rõ ràng giữa không gian ngoài trời và trong nhà, giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi".

Thậm chí trong 10 năm gần đây, quan niệm của chúng ta về nội y đã thay đổi rất nhiều - người ta quan tâm nhiều hơn đến cúp A, và có một sự hiểu biết mới cũng như yêu cầu về độ dày mỏng của gọng kim loại và đệm mút, tìm kiếm sự cân bằng mới giữa việc thoát khỏi ràng buộc và chăm sóc bản thân.

Lịch sử văn hóa của nội y thực chất là quá trình chuyển giao từ quan điểm của nam giới sang nữ giới, cũng là quá trình phụ nữ giải phóng bản thân, từ "vì người khác mà đẹp" chuyển sang "vì bản thân mà đẹp". Rất nhiều người sau khi phẫu thuật không bao giờ ôm chồng mình từ phía trước nữa, "Phần lớn thời gian, tôi chỉ cho chồng thấy lưng của mình".

Vì vậy, tôi đã chú ý đặc biệt trong thiết kế, hai hình nhỏ ở bên hông áo ngực một mặt mô phỏng xương cá, có tác dụng hỗ trợ, mặt khác là hy vọng, mong họ sớm có thể ôm chặt người thương của mình từ phía trước càng sớm càng tốt.

https://afamily.vn/nghe-chang-may-ai-lam-nhung-cuc-ky-nhan-van-thiet-ke-do-lot-cho-chi-em-phu-nu-da-cat-bo-nguc-20240901070645414.chn