Vào thời điểm 2015, một xu hướng mới trong thị trường việc làm nổi lên, nhiều người phụ nữ buộc chặt hai chân của họ lại rồi quấn quanh chân những chiếc đuôi cá nặng đến 20 cân. Họ bơi qua lại trong bể kính để những du khách bước qua trầm trồ tán dương.

Đúng vậy, nghề của họ là làm nàng tiên cá.

Theo ước tính của Fast Company, vào năm 2015, có khoảng 1000 người Mỹ kiếm sống bằng nghề này. Một con số không quá lớn, nhưng đủ để chứng minh rằng người ta vẫn có nhu cầu tuyển dụng vị trí này. Thực tế là nghề làm nàng tiên cá chỉ phổ biến nhất tại Mỹ. 

Để đáp ứng nhu cầu đang tăng lên hằng ngày, có một số công ty đã bắt đầu tập trung sản xuất đuôi cá, mở các lớp “đào tạo” tiên cá, cung cấp các nhà tạo mẫu tóc và trang điểm dành riêng cho tiên cá, thậm chí có cả các buổi gặp mặt hằng năm giữa các người cá. Lượng người tham dự khiêm tốn nhưng họ cực kỳ nhiệt huyết.

Nghề làm nàng tiên cá: Khổ cực trăm bề nhưng hàng nghìn người đam mê  - Ảnh 1.

Ở Mỹ có một cuộc tụ họp hằng năm dành riêng cho các tiên cá tên là North Carolina Merfest. Người ta cũng hay bắt gặp họ đi với “cướp biển”. Tuy nhiên những cướp biển này có vai trò là giúp người cá di chuyển khi lên bờ. 

Nhà tổ chức lễ hội Chris Chandler chia sẻ: “Khi các nàng tiên cá biểu diễn bằng đuôi, họ không thể cử động chân, vì vậy họ cần những người trợ lý giúp nhấc họ lên và đưa họ đi xung quanh. Nhân vật này hóa trang thành cướp biển để tạo thêm điểm nhấn”.

Nghề làm nàng tiên cá: Khổ cực trăm bề nhưng hàng nghìn người đam mê  - Ảnh 2.

Sống dưới đáy biển, thoát khỏi áp lực của cuộc sống thường nhật, nghe thì có vẻ hấp dẫn nhưng quá trình học bơi với đuôi cá (monofin) thì không hấp dẫn chút nào. Ví dụ, chỉ riêng việc mua đuôi cá silicon đã tốn hơn 2700 đô (hơn 63 triệu đồng). Mua đuôi cá xong thì bạn lại phải đầu tư cho các lớp học làm người cá.

Nghề làm nàng tiên cá: Khổ cực trăm bề nhưng hàng nghìn người đam mê  - Ảnh 2.

Đuôi cá là một bộ phận cực kỳ đắt đỏ

Tờ Fortune đã có dịp trò chuyện với ba người phụ nữ đang làm nghề nàng tiên cá để hiểu hơn về những góc khuất trong nghề. Họ đều mô tả công việc này đòi hỏi nhiều sức bền thể chất, đến lúc học nghề được rồi thì lại khó theo nghề, bởi nhu cầu tuyển dụng chưa cao. Tuy nhiên, không một ai trong số họ cảm thấy phí hoài công sức. Động lực duy nhất giúp họ trụ vững với nghề là tình yêu với đại dương. 

Linden Wolbert luôn cảm thấy thoải mái khi ở dưới nước hơn là ở trên cạn. Mặc dù theo học ngành điện ảnh và khoa học, đồng thời lấy bằng tốt nghiệp từ trường Emerson College danh tiếng ở Boston, cô vẫn từ bỏ tất cả để theo đuổi nghề nàng tiên cá. 

Cô ấy được một số người ưu ái gọi tên là "người cá tiên phong", bởi cô có công rất lớn trong việc phổ biến nghề nghiệp này, khiến người hâm mộ và cả nhà tuyển dụng chú ý hơn đến nghề tiên cá. Cô thừa nhận khi mới dấn thân vào nghề này cách đây một thập kỷ, cô thậm chí không biết liệu có ai khác ngoài kia đang làm giống mình không, cô chỉ đơn giản là làm điều mình thích. 

“Tất cả những gì tôi có thể làm là mơ về đại dương”, Linden Wolbert giãi bày. 

Khác với suy nghĩ truyền thống của nhiều người, người cá của Linden Wolbert không chỉ bơi vòng vòng ở một bể bơi rộng lớn để người qua lại ngắm nhìn, cô còn hướng đến giáo dục trẻ nhỏ về bảo tồn đại dương và an toàn dưới nước. Có lẽ chính việc kết hợp nghề nghiệp với giáo dục là lý do giúp sự nghiệp của cô lên như diều gặp gió. Những năm tháng khó khăn khi mới bắt đầu sự nghiệp giờ đã lùi vào dĩ vãng. Ngày nay, cô có một danh sách những khách hàng nổi tiếng như Jessica Alba, Justin Timberlake và Jessica Biel.

Nghề làm nàng tiên cá: Khổ cực trăm bề nhưng hàng nghìn người đam mê  - Ảnh 3.

Người cá có thể dạy bơi, giáo dục an toàn cho trẻ nhỏ

Mặc dù tài chính có phần dư dả hơn, nhưng cô cũng thừa nhận những buổi biểu diễn đôi khi cũng làm tổn hại sức khỏe. “Tôi bước ra khỏi buổi biểu diễn với cơn đau lưng, nhiễm trùng xoang và đủ các loại phát ban kỳ lạ”, cô nói.

Giấc mộng tuổi thơ của mọi bé gái 

Carli Goodworth là một trong nhiều nàng tiên cá làm việc tại Công viên tiểu bang Weeki Wachee Springs ở Spring Hill, Florida, Mỹ. Công viên có truyền thống tổ chức các buổi trình diễn nàng tiên cá tại nhà hát dưới nước từ năm 1947. Goodworth có công việc toàn thời gian là giáo viên thể dục cấp hai, nhưng trong 11 năm qua, cô đã chăm chỉ làm nàng tiên cá ngoài giờ làm và kiếm được 13 đô (305.000 đồng) một giờ. Công việc không giúp tăng thêm thu nhập là bao nhưng đổi lại, cô nhận được những ánh nhìn ngưỡng mộ từ dân địa phương.

“Tôi nghe nói về nàng tiên cá suốt năm tháng ấu thơ. Nhờ một lần xem biểu diễn nàng tiên cá lúc bé mà tôi đã ước mong trở thành nàng tiên cá khi lớn”, Carli Goodworth chia sẻ về ước mơ thời thơ ấu của mình.

Wolbert cũng khẳng định đây đúng là công việc đòi hỏi nhiều sức bền thể chất: “Trở thành một nàng tiên cá đòi hỏi rất nhiều tinh thần thể thao. Trước khi có được một buổi biểu diễn đầu tiên, hầu hết mọi cô gái phải được đào tạo trong nhiều tháng hoặc hơn một năm”. 

Điều này vẫn không cản bước Wolbert, ít nhất là ở thời điểm hiện tại. Cô bộc bạch: “Đây là một công việc rất kỳ diệu, tôi được sống trong không khí cổ tích, được nhìn ngắm gương mặt rạng rỡ của các cô gái nhỏ khi trông thấy một nàng tiên cá thực sự

Gần đây, cô đã hợp tác với thương hiệu Body Glove International để cùng sản xuất đuôi cá Monofin, một phụ kiện dành riêng cho trẻ em chỉ với khoảng 30 đô (704.000 đồng).

Melissa từng làm nghề huấn luyện viên cho các nghệ sĩ giải trí trình diễn dưới nước, huấn luyện động vật có vú sống dưới biển và nhân viên cứu hộ, vì vậy khi dấn thân làm nàng tiên cá, không ai bất ngờ với quyết định của cô. Cô đã được ưu ái gọi là “nàng tiên cá” trước cả khi cô khoác lên mình chiếc đuôi cá.  

Nghề làm nàng tiên cá: Khổ cực trăm bề nhưng hàng nghìn người đam mê  - Ảnh 5.

Nghề làm nàng tiên cá: Khổ cực trăm bề nhưng hàng nghìn người đam mê  - Ảnh 4.

Nghề làm nàng tiên cá: Khổ cực trăm bề nhưng hàng nghìn người đam mê  - Ảnh 5.

Cô nói: “Tôi đã được gọi là nàng tiên cá gần như cả cuộc đời vì kỹ năng bơi lội cừ khôi và tình yêu dành cho đại dương”. 

Melissa không tiết lộ mức lương mình nhận được, mà chỉ bật mí rằng công việc này đòi hỏi đầu tư rất nhiều vào việc di chuyển, du lịch, nên mọi người ngầm hiểu là nó không hề rẻ, ví dụ như việc lắp đặt bể cá khổng lồ đã là một khoản chi phí không hề nhỏ rồi. 

Mặt trái của công việc, ngoài những đòi hỏi về thể chất, là khả năng bị ốm cao nếu ngâm mình cả ngày trong nước lạnh. Tuy nhiên, cô vẫn muốn tập trung nói về khía cạnh tích cực hơn: “Tôi thích cách đám đông phản ứng trong các buổi biểu diễn và cũng thích trò chuyện, tương tác với mọi người sau buổi biểu diễn”.

Nghề làm nàng tiên cá: Khổ cực trăm bề nhưng hàng nghìn người đam mê  - Ảnh 8.

Nàng tiên cá đang “vượt” ra khỏi nước Mỹ

Nghề nghiệp làm tiên cá bắt nguồn và phổ biến nhất ở Mỹ, nhưng dần dần các nước châu Âu và châu Á đang bắt kịp trào lưu.

Claire là một người phụ nữ gốc Pháp. Cô học làm nàng tiên cá từ những năm 20 tuổi và tự xưng là nàng tiên cá chuyên nghiệp đầu tiên của Pháp. Có lẽ vì thời điểm cô mới bắt đầu học nghề, người ta còn chưa có khái niệm làm nàng tiên cá là làm gì, vì thế mà tìm mua đuôi cá và các công cụ hỗ trợ là cực kỳ khó khăn. 

Cùng với làn sóng tăng lên, một số cơ sở đào tạo được mở ra dần. Ngày 23/5/2015, trường dạy làm nàng tiên cá đầu tiên của Pháp được khai trương, họ tập trung vào các khóa học biểu diễn dưới nước. Theo tờ Vice, các lớp học cũng đang được mở ra khắp nơi - Philippines, Mỹ, Đức, Tây Ban Nha và Pháp. Điển hình là chỉ hai tháng sau khi Học viện Địa Trung Hải Sirenas ở Tarragona, Tây Ban Nha, mở lớp đào tạo, hơn 500 sinh viên đã đăng ký.

JodiAnn Stevenson, người sáng lập Mermaid Fitness, một công ty đào tạo nàng tiên cá ở Mỹ, nhận định: “Đa phần mọi người đều bị thu hút bởi điều gì đó mới lạ, cho dù trông nó cực kỳ khác thường. Suy cho cùng, có rất nhiều người mê đắm nàng tiên cá”.