Ho là một trong những triệu chứng báo hiệu bệnh ở trẻ, nhưng không phải trường hợp ho nào cũng là tín hiệu cảnh báo bệnh trọng. Thực tế thì ho là phản xạ có lợi cho bé để thải chất lạ ra khỏi đường thở. Tuy nhiên, khi trẻ bị ho thì bố mẹ cũng nên để ý chứ không được chủ quan.

Theo TS.BS Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa hô hấp, Bệnh viên Nhi đồng 1, TP.HCM giải thích: "Ho không phải là bệnh. Ho là một trong dấu hiệu sớm của bệnh lý đường hô hấp. Ho có thể do nhiều bệnh lý khác nhau. Ví dụ, ho có thể là do nhiễm trùng đường hô hấp trên, thậm chí viêm phổi; ho do dị ứng; một số người bệnh tim cũng triệu chứng do; người lớn cao huyết áp uống thuốc cũng có thể bị ho". Do đó, cha mẹ cần lắng nghe tiếng ho va cách ho của con để xác định phương pháp chăm sóc, điều trị và bảo vệ trẻ một cách tốt nhất.

Dưới đây là 1 số kiểu ho thường gặp ở trẻ

1. Ho có nhiều đờm, dữ dội

Kiểu ho này sẽ khiến nhiều ông bố, bà mẹ lo lắng vì bé ho rất nhiều, rất lớn. Ho có kèm theo đờm, bé cũng thở nhanh hơn bình thường.

Đây là dấu hiệu bé có nguy cơ đã bị viêm phổi do virut hoặc vi khuẩn xâm nhập khiến lá phổi bị đầy dịch. Do phải cố gắng tống lượng dịch này ra nên bé ho rất dữ dội.

Trong trường hợp ho ở trẻ nhỏ như này, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để chụp X-quang phổi. Bé có thể phải làm thêm test đo độ bão hòa oxy máu để kiểm tra lượng oxy trong máu có thấp không. Nếu do vi khuẩn bé sẽ được chỉ định dùng kháng sinh. Nếu bệnh do virut thì để bệnh tự diễn biến, khi kiểm tra có bội nhiễm bé sẽ được sử dụng kháng sinh để điều trị.

Nghe TIẾNG HO của con để đoán bệnh: Bác sỉ chỉ ra 10 kiểu ho, 3 dấu hiệu nguy hiểm cần đưa bé đến bệnh viện sớm nhất! - Ảnh 1.

2. Ho khan

Ho khan là tình trạng bé ho không có đờm và chất nhầy kèm theo. Con cảm thấy ngứa ngáy cổ họng, và khó kiểm soát cơn ho. Ho khan có thể kéo dài dai dẳng. Đây là kiểu ho khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thông thường khi con bị ngạt mũi sẽ ho kiểu này. Cơn ho sẽ kéo dài dồn dập sau khi bé thức dậy, tiếng ho khàn đục vang lên rõ rệt, thở khó và có biểu hiện muốn ói.

Khi bé ho kiểu này, mẹ hãy nghĩ ngay đến trường hợp bé đang bị viêm thanh khí phế quản cấp. Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi tới 3 tuổi và có biểu hiện ho nhiều vào ban đêm, ban ngày ho ít hơn.

Để khắc phục tình trạng này, mẹ hãy bế ngay bé ra chỗ thoáng hơn khi con tỉnh dậy. Bên cạnh đó hãy cho con bú. Bởi sữa mẹ giống như kháng sinh hoặc siro sẽ giúp giảm cơn ho, giảm đau họng, ngứa rát và giảm kích thích cuống họng.

Việc ho này dễ khỏi nhưng một số bé có dấu hiệu trầm trọng hơn như ho khản cổ, có tiếng rít ngày càng nhiều và ho trong khoảng thời gian dài đến vài phút thì mẹ nên đưa con đến bác sĩ.

3. Ho khó khè

Nếu như bé tạo ra tiếng rít (nghe như tiếng thổi sáo) khi thở ra, điều này có nghĩa là phần dưới đường hô hấp của bé đã bị sưng. Triệu chứng này xảy ra khi bé bị hen suyễn hoặc viêm tiểu phế quản do virut. Tiếng thở rít cũng có thể xảy ra khi phần dưới đường hô hấp của bé bị tắc nghẽn bởi một vật lạ.

Trẻ sẽ thường mắc bệnh này vào mùa đông, nếu không điều trị dứt điểm sẽ khiến trẻ bị viêm phổi. Do đó, nếu mẹ nhận thấy bé ho khò khè, có kèm tiếng rít, thở nhanh, bứt rứt thì nên đến bác sĩ nhi khoa khám ngay. Vì trẻ ho do nhiễm khuẩn buộc phải điều trị kháng sinh và chụp X quang phổi, làm xét nghiệm máu.

Với những trẻ nhẹ thì có thể không cần dùng thuốc, nhưng với trẻ nặng thì buộc phải sử dụng thuốc, thở oxy.

4. Ho gà

Đây là một tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp gây ra bởi virut Bordetella pertussis. Ho gà là tình trạng ho thành cơn dài, ho liên tục, ho rồi lại ho, đến nỗi trẻ không thể thở, và kết thúc cơn ho bằng một cái hít sâu tạo ra tiếng "ót" giống con gà kêu. Các triệu chứng khác của ho gà bao gồm chảy nước mũi, hắt hơi, ho và sốt nhẹ. Theo các bác sĩ, ho gà là do vi khuẩn ho gà tấn công lớp niêm mạc đường hô hấp gây viêm nặng và khiến đường thở bị hẹp lại hoặc tắc hoàn toàn. Bệnh có thể gây tử vong nếu trẻ bị tắc đường thở.

Do đó, mẹ cần đưa trẻ tới bác sĩ ngay khi trẻ có dấu hiệu ho gà. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể phải nhập viện theo dõi và điều trị. Ho gà có thể lây lan rất dễ và nhanh qua đường hô hấp.

Nghe TIẾNG HO của con để đoán bệnh: Bác sỉ chỉ ra 10 kiểu ho, 3 dấu hiệu nguy hiểm cần đưa bé đến bệnh viện sớm nhất! - Ảnh 2.

5. Ho đêm

Khi con bị cảm lạnh, chất nhầy nhầy trong mũi và các xoang có thể bị chảy xuống họng khi bé đang ngủ và kích thích phản xạ ho.

Điều này chỉ đáng ngại khi bé ho tới mức không thể ngủ được. Hen cũng làm cho bé dễ bị ho về đêm vì đường hô hấp của bé sẽ trở nên nhạy cảm và dễ bị kích thích hơn lúc ban đêm.

6. Ho ban ngày

Không khí lạnh hoặc các hoạt động thể chất có thể khiến trẻ em bị ho nhiều hơn vào ban ngày. Hãy cố gắng đảm bảo rằng không có gì trong nhà có thể làm cho bé bị ho, như là máy điều hòa, thú nuôi hoặc khói.

7. Ho kèm sốt

Khi trẻ bị sốt nhẹ, chảy nước mũi và kèm theo ho, con có thể đang bị cảm cúm thông thường. Nhưng khi con ho, kèm với sốt >39 độ, có thể bé đã bị viêm phổi nhất là khi bé có thêm triệu chứng mệt và thở nhanh. Trong trường hợp này cần đưa bé đi bác sĩ ngay.

8. Ho kèm nôn

Khi bị ho do cảm lạnh, hoặc do hen, các bé có thể nôn mửa. Mẹ cũng không nên quá lo lắng khi bé ho kèm theo nôn vì thường không nguy hại cho bé trừ khi bé nôn liên tục không ngừng.

9. Ho sù sụ

Tiếng ho ong ỏng này thường do sự phù nề đường hô hấp trên của bé. Trong nhiều trường hợp, trẻ bị ho kiểu này là do viêm thanh khí quản, sưng nề thanh quản và khí quản. Viêm thanh khí quản có thể do virut, dị ứng hoặc thay đổi nhiệt độ về đêm. Các bé có đường dẫn khí nhỏ vì thế nếu nó bị viêm và sưng sẽ làm các bé khó thở. Cơn ho do viêm thanh khí quản có thể khởi phát đột ngột, thường vào giữa đêm và kèm với tiếng thở rít chói tai khi bé hít vào.

10. Ho ra máu

Ho ra máu là hiện tượng ho khạc ra máu từ đường hô hấp dưới, thường liên quan đến bất thường bên trong đường thở và phổi. Lượng máu (độ nặng) trong ho ra máu có thể thay đổi: ho ra nhiều máu hoặc ho ra máu lẫn đờm.

Nghe TIẾNG HO của con để đoán bệnh: Bác sỉ chỉ ra 10 kiểu ho, 3 dấu hiệu nguy hiểm cần đưa bé đến bệnh viện sớm nhất! - Ảnh 3.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Theo TS.BS Trần Anh Tuấn, khi trẻ ho nhẹ và không có dấu hiệu nguy hiểm, nếu biết cách xử lý, gia đình có thể yên tâm điều trị tại nhà. 4 dấu hiệu để phân loại tiếng ho của trẻ có cần phải đưa đến bệnh viện hay không:

- Dấu hiệu nguy hiểm: Trẻ có dấu hiệu quá mệt, ngủ li bì, không gọi dậy được; bỏ bú, không uống nước hay chất lỏng khác; co giật không rõ nguyên nhân, có 1 trong 3 dấu hiệu này phải đưa trẻ đi cấp cứu ngay.

- Dấu hiệu bệnh nặng (viêm phổi, sưng phổi): Trẻ có dấu hiệu khó thở, thở nhanh hơn bình thường, có những dấu hiệu này cần đưa trẻ đưa tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

- Dấu hiệu đặc biệt: ho có đờm, đờm giống như mủ, có mùi hôi, màu vàng xanh; ho kèm theo tiếng rít, có những dấu hiệu này cần đưa trẻ tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

Nếu không có dấu hiệu nguy hiểm, dấu hiệu bệnh nặng, dấu hiệu đặc biệt hay các vấn đề sức khỏe khác, cha mẹ có thể chăm sóc, điều trị cho trẻ tại nhà. Ngoài ra, TS.BS Tuấn cũng nhấn mạnh: WHO khuyến cáo nếu trẻ uống thuốc ho tại nhà quá 7 ngày mà không đỡ thì phải đến bệnh viện.

https://afamily.vn/nghe-tieng-ho-cua-con-de-doan-benh-bac-si-chi-ra-10-kieu-ho-3-dau-hieu-nguy-hiem-can-dua-be-den-benh-vien-som-nhat-20220714123538907.chn