Có thể nói, ngay từ khi sinh con ra, cha mẹ nào cũng có ước muốn cao đẹp là "mong con trai thành rồng, con gái thành phượng". Điều này xuất phát từ tình yêu thương và sự kỳ vọng sâu sắc của họ dành cho con mình.

Tuy nhiên, một số đứa trẻ sinh ra đã có trình độ tầm thường, dù có chăm chỉ đến mấy cũng không thể theo kịp người khác. Nếu cha mẹ không nương theo năng lực của con, không chấp nhận sự thật mà cố ép con leo được lên cành cao thì đó chính là bi kịch cho cả con cái và gia đình. 

Nghe tin con trai được 4 điểm trong bài kiểm tra Toán, người cha tức giận đá vào ghế nhưng hành động sau đó quá bất ngờ - Ảnh 1.

Gần đây, một video quay lại phản ứng của ông bố ở Trung Quốc khi con trai được 4 điểm trong bài kiểm tra thu hút sự chú ý. Theo nhiều người, bài kiểm tra 4 điểm còn khó hơn giành điểm cao nhất (100 điểm), rõ ràng cậu bé này làm bài vô cùng ẩu, hoàn toàn không chú ý. Trong trường hợp này, cha mẹ giận là chuyện đương nhiên.

Quả thật, trong clip, ông bố cũng đã mất bình tĩnh. Ban đầu, khi được bố hỏi về điểm thi, cậu con trai tỏ ra miễn cưỡng và không dám nói gì. Người bố nhiều lần hứa: "Hãy kể thật cho bố biết, bố hứa sẽ không đánh con". Trước sự đảm bảo của đó, cậu con trai ngập ngừng nói: "Con được 4 điểm".

Người cha tuy đã chuẩn bị tinh thần cho kết quả của con trai nhưng khi nghe tin con chỉ được 4 điểm, ông đã đứng dậy thở "phù một cái" và hỏi: "Hả? Chỉ có 4 điểm thôi à?" Người cha không thể tin được, ông lại giơ bốn ngón tay lên và hỏi con trai: "Con được 4 điểm à?".

Cậu con trai cúi đầu gật đầu, nói với cha rằng quả thật con chỉ được 4 điểm. Ông lập tức tức giận nói: "Ta vừa nói là không đánh con, nhưng đá con thì sao?". Sau đó đá mạnh vào chiếc ghế, vừa đá vừa mắng: "Dù nhắm mắt làm cũng không được chỉ được 4 điểm, rốt cuộc con đã làm bài kiểu gì?".

Cuối cùng, ông thở dài và đi về phía nhà bếp. Vừa đi vừa lắc đầu, trông bất lực. Lúc này người con trai cúi đầu, đôi mắt đầy sợ hãi.

Nghe tin con trai được 4 điểm trong bài kiểm tra Toán, người cha tức giận đá vào ghế nhưng hành động sau đó quá bất ngờ - Ảnh 2.

Đáng ngạc nhiên, một lúc sau, người cha mang ra một đĩa bánh bao hấp lớn và đặt trước mặt con trai. Sau đó, người cha giải thích rằng điểm số của đứa trẻ thực sự khiến mọi người có nhiều cảm xúc lẫn lộn. 

"Dù lúc đó đá ghế nhưng lòng tôi thực sự vẫn rất thương và hiểu cho con. Một lúc sau, bình tĩnh lại, tôi vẫn giao tiếp tốt với con, nghĩ lần này 4 điểm cũng không sao. Rõ ràng từ trước tới nay con tôi không được thông minh, năng lực rất tầm thường. Sắp tới tìm ra nguyên nhân điểm quá thấp, khuyến khích con cố gắng chăm chỉ để điểm tốt hơn một chút là được", ông nói.

Một số cư dân mạng cho rằng có lẽ chỉ số IQ của cậu bé có vấn đề gì đó. Ngay cả khi học tệ, bạn không thể chỉ đạt được một vài điểm trong bài thi 100 điểm. Tuy nhiên, một số người khác nhận định, không phải đứa trẻ nào cũng thích hợp để học chữ và đọc sách. Nếu đứa trẻ không giỏi học thì có thể nó có năng khiếu ở lĩnh vực khác. Điều này đòi hỏi cha mẹ phải tìm hiểu.

Con đang bắt đầu một hành trình mới và khi không đạt kết quả như mong muốn có thể con đang hoang mang, lo lắng, khổ sở. Con đang cần có sự đồng cảm, thấu hiểu và đồng hành của bố mẹ chứ không phải là những lời trách móc, những đòn roi.

Hãy trao đổi, thảo luận với giáo viên xem con đang ở mức độ nào. Con đang gặp khó khăn, vướng mắc ở đâu. Từ đó, tìm giải pháp giúp đỡ con thay vì trách cứ, đổ lỗi. Có như vậy, cha mẹ mới mong con tiến bộ từng ngày. Và mỗi ngày đến trường của con không nặng nề, áp lực.

Với tư cách là cha mẹ, ngoài việc đưa ra những hướng dẫn và hỗ trợ tích cực cho con mình, điều quan trọng hơn là phải hiểu và chấp nhận sự độc đáo của con bạn, bao gồm điểm mạnh và điểm yếu, sở thích và chuyên môn. Tầm thường không có nghĩa là thất bại hay kém cỏi mà là sự phản ánh sự đa dạng và phong phú của cuộc sống.

Trong quá trình giáo dục, điều quan trọng hơn là tôn trọng sự phát triển nhân cách của trẻ, trau dồi khả năng tư duy và giải quyết vấn đề độc lập. Đồng thời cho phép trẻ khám phá và định hình bản thân trong môi trường phát triển lành mạnh và hạnh phúc.

Cha mẹ nên khuyến khích con phát huy thế mạnh của bản thân, theo đuổi đam mê bên trong và thể hiện con người tốt nhất của mình thay vì sống theo kỳ vọng hay tiêu chuẩn của người khác.

Trong thời đại ngày nay, định nghĩa về thành công ngày càng đa dạng. Có những thiên tài Toán học ngày nào cũng gặm bánh mỳ, nhưng họ được đắm chìm trong đam mê, đó là thành công. Có nữ sinh viên tốt nghiệp đại học danh tiếng nhưng lại chọn công việc bảo mẫu với mức lương cao, đó cũng là thành công. Hay những con người bình thường, dù mọi việc đều không nổi bật nhưng họ luôn sống tích cực và lạc quan, đó cũng là một thành công.

Cuộc đời thực sự là một bài học dài, không thể định nghĩa thành công của một người chỉ ở một khía cạnh nào đó.