Bẩm sinh Hoàng đã không phải là người thích nói, gần ba tuổi anh mới nói được bập bẹ mấy từ đơn. Lớn lên anh cũng rất tiết kiệm lời, đến khi tán bạn gái, anh cũng chỉ nói được mấy câu trong mỗi buổi hẹn hò.
Trái lại, anh là người đàn ông tỉ mỉ, chu đáo, rất biết cách làm cho người khác vừa lòng không chỉ bằng lời nói. Đối lập hẳn với tính cách trầm lắng của Hoàng thì cô vợ bé bỏng của anh lại là một người phụ nữ nhí nhảnh, đầy cá tính. Lam hót líu lo suốt cả này, nói đủ thứ chuyện từ hàng xóm đến cơ quan, của họ hàng, bạn bè, thậm chí chuyện về cả những người vừa mới gặp lần đầu tiên. Mỗi khi đi làm về, cô gần như độc thoại giữa cái không gian mênh mông của tòa nhà 5 tầng từ khi vào bếp nấu cơm đến khi lên giường tắt đèn đi ngủ.
Họa hoằn lắm Hoàng mới đáp lại một câu để hàng xóm biết anh cũng đang có mặt ở nhà. Có lần anh trót đùa dại đã trêu vợ vài lời: Em chẳng khác nào cái đài bị hỏng nút tắt. Ngay lập tức vợ anh giận dỗi đùng đùng, bỏ cơm, bỏ luôn cả mấy món “khoái khẩu” do chính cô hì hụi trong bếp cả tiếng đồng hồ để chế biến.
Trái lại, anh là người đàn ông tỉ mỉ, chu đáo, rất biết cách làm cho người khác vừa lòng không chỉ bằng lời nói. Đối lập hẳn với tính cách trầm lắng của Hoàng thì cô vợ bé bỏng của anh lại là một người phụ nữ nhí nhảnh, đầy cá tính. Lam hót líu lo suốt cả này, nói đủ thứ chuyện từ hàng xóm đến cơ quan, của họ hàng, bạn bè, thậm chí chuyện về cả những người vừa mới gặp lần đầu tiên. Mỗi khi đi làm về, cô gần như độc thoại giữa cái không gian mênh mông của tòa nhà 5 tầng từ khi vào bếp nấu cơm đến khi lên giường tắt đèn đi ngủ.
Họa hoằn lắm Hoàng mới đáp lại một câu để hàng xóm biết anh cũng đang có mặt ở nhà. Có lần anh trót đùa dại đã trêu vợ vài lời: Em chẳng khác nào cái đài bị hỏng nút tắt. Ngay lập tức vợ anh giận dỗi đùng đùng, bỏ cơm, bỏ luôn cả mấy món “khoái khẩu” do chính cô hì hụi trong bếp cả tiếng đồng hồ để chế biến.
Nhiều lúc, Lam chứng kiến cảnh vợ chồng nhà hàng xóm cãi vã nhau rồi đuổi đánh nhau chạy khắp phố để rồi đêm đêm lại “má ấp tay kề” mà cảm thấy thèm. Cô thấy không khí nhà mình im ắng quá nên đôi lúc chẳng cần có lý do gì cũng “nặng mặt” giả bộ dỗi hờn nhưng mỗi lần như thế anh chẳng những không cáu gắt mà còn thủ thỉ bông đùa: “Nhà mình hôm nay sao lại thừa thịt thế, chắc mấy cô hàng thịt ngoài chợ bị ế”. Chỉ vài lời như thế cũng đủ làm cho vợ cười như nắc nẻ. Hình như, từ khi lấy nhau về chưa khi nào cô giận chồng được quá nửa tiếng bởi một lẽ anh sợ nhất là việc mắc lỗi với vợ.
Nhất là giờ đây trong bụng Lam đang ươm hạt giống của hoàng để chờ ngày nảy mầm. Chỉ cần nghe vợ nói thích ăn món gì thù dù khó đến mấy anh cũng cố tìm cho bằng được vì để đến hôm sau là món ăn ấy có ngon mấy cũng bị ế.
Nhất là giờ đây trong bụng Lam đang ươm hạt giống của hoàng để chờ ngày nảy mầm. Chỉ cần nghe vợ nói thích ăn món gì thù dù khó đến mấy anh cũng cố tìm cho bằng được vì để đến hôm sau là món ăn ấy có ngon mấy cũng bị ế.
Điểm khác ngày của Lam là trong một tháng chỉ ăn mỗi món một bữa. Anh thường xuyên vào bếp vì vợ anh là người vô cùng sạch sẽ, nếu chồng nấu bữa thứ hai thì không thèm đụng đũa. Nhớ có lần, hai người bước vào quán phở bò Lam đã tranh gọi trước: “Cho cháu xin hai bát tái nhưng chần thật kỹ”.
Nói đoạn, cô ngồi vào bàn rút hai đôi đũa ra khỏi ống đưa cho chồng. Hoàng chưa hiểu để làm gì thì Lam nói: “anh hộ em mang ra nhúng vào nồi nước trụng phở đang sôi sùng sục kia chi chết hết vi trùng”. Anh tưởng vợ đùa nên cười cho qua chuyện: “Nhìn thấy em vi trùng nó đã chóng mặt toát mồ hôi rồi còn nhúng làm gì cho tội nghiệp nó”. Cô giật luôn đôi đũa trên tay chồng ngúng nguẩy: “Anh không nhúng thì để em nhúng”.
Cô hồn nhiên đem đôi đũa đến nồi nước sôi để nhúng trước vài chục con mắt đang đổ dồn về phía ấy. Họ nhìn hai vợ chồng Hoàng như vật thể lạ vừa từ hành tinh khác bay đến. Lần đầu tiên Hoàng nổi cáu với vợ: “Em làm gì cũng phải nhìn người ta với chứ. Em biến anh thành trò cười cho thiên hạ”. Lam cũng khùng lên: “Anh sợ người ta cười chứ còn em sợ con anh nó bị bệnh thì thân em mang vạ”. “Em cứ tưởng làm như thiên hạ chỉ mình em biết chửa đẻ ấy. Mang cái bụng bằng quả mít mà suốt ngày ca thán”. – nói dứt câu thì anh biết mình đã lỡ lời định xin lỗi vợ nhưng Lam đã đùng đùng bỏ đi. Anh biết chỉ cần về đến nhà cơn thịnh nộ trút cả lên đầu anh là vợ sẽ hả giận.
Nhưng lần này thì khác, Lam cấm anh không được về nhà cùng mà phải để cho cô về trước. Trước khi lên taxi Lam còn quay lại nhìn chồng cười đắc thắng. Vài tiếng sau anh mới dám rón rén bước vào nhà thì đã thấy vợ ngồi khoanh chân trên salon miệng cười tươi như chưa hề xảy ra chuyện, trước mặt là một bọc gì to đó hơn bắp đùi. Anh khẽ hỏi: “Gì thế hả em”?. Lam thủng thẳng: “Quả mít!” Hoàng hỏi lại: “Đang có bầu mà ăn mít thì nóng chết”.
Lam nói luôn: “Không phải để ăn mà là để cho anh đeo xem đàn bà trong thiên hạ mang bầu có dễ chịu chút nào không?” Hoàng tỏ vẻ biết lỗi: “Cho anh xin lỗi, từ sau anh không dám nói bừa nữa. Anh xin chừa”. Mặt Lam lạnh băng: “Muộn rồi!”. Điều đó có nghĩa là anh bắt buộc phải thực hiện việc đeo quả mít ấy trong suốt hai ngày cuối tuần không được rời nửa phút, bằng không cô sẽ không ăn uống gì cả. Biết vợ mình không nói chơi nên Hoàng đành phải cố, chưa đầy nửa ngày anh đã phải thốt lên: “Anh sai rồi!”.
Có những lời nói biết sai mà sửa mãi không được nên tốt nhất là hạn chế nói kẻo lại đụng chạm vào chỗ nhạy cảm. Từ hôm mẹ vợ đến ở chăm sóc giúp, anh như được rảnh rang chú tâm cho công việc. Nhưng không hiểu tại sao gần tuần nay cứ chiều chiều anh lại thấy người mệt mỏi, cổ họng lúc đắng lúc chát, lúc mặn lúc nhạt lại cứ hay nôn khan, không muốn ăn gì. Về nhà nhìn thấy vợ ăn uống ngon miệng mà anh cứ chạy ra chạy vào toalet nôn ọe ầm ĩ khiến cho Lam phát cáu: “Em chửa chứ anh có chửa đâu”. Mọi người bảo Hoàng đi khám xem có “dạ dày dạ mỏng” gì không.
Anh đã đi khám mấy lần, mỗi lần một nơi nhưng các bác sĩ đều kết luận: “Anh làm gì có bệnh”. Hoàng không tin vì anh thấy sức khỏe của mình ngày càng sa sút, tinh thần mệt mỏi. Cuối cùng anh quyết định đi chụp cắt lớp nhưng kết quả không có gì thay đổi, anh nổi cáu với bác sĩ: “Tôi đã bảo là tôi có bệnh mà các ông kém không tìm ra”. Bác sĩ cũng không chịu nhịn được hơn nữa: “Tôi nghĩ là anh nên vào điều trị trong viện tâm thần”.
Anh thấy trong lòng bất an nên viết thư để lại cho vợ với những lời lẽ hết sức da diết, trong đó có ngàn vạn lời xin lỗi. Đêm đó Làm trở dạ, sau cuộc “vượt cạn” không mấy khó khăn anh được bồng trên tay một cu cậu mũm mĩm dễ thương. Anh nhìn vợ con mà thấy xót xa cho mình. Đến khi mẹ anh mang cháo vào cho vợ thì anh bỗng thấy thèm ăn đến lạ. Anh vội xin mẹ vài thìa lót dạ rồi ra cổng gọi luôn hai bát phở và ăn hết veo cả nước. Thấy vậy mẹ anh mới đùa: “Rõ thật là khổ, thì ra nghén tháy vợ mà không biết”. Thế mới biết người phụ nữ với thiên chức làm mẹ thiêng liêng và cực khổ đến nhường nào.
Nói đoạn, cô ngồi vào bàn rút hai đôi đũa ra khỏi ống đưa cho chồng. Hoàng chưa hiểu để làm gì thì Lam nói: “anh hộ em mang ra nhúng vào nồi nước trụng phở đang sôi sùng sục kia chi chết hết vi trùng”. Anh tưởng vợ đùa nên cười cho qua chuyện: “Nhìn thấy em vi trùng nó đã chóng mặt toát mồ hôi rồi còn nhúng làm gì cho tội nghiệp nó”. Cô giật luôn đôi đũa trên tay chồng ngúng nguẩy: “Anh không nhúng thì để em nhúng”.
Cô hồn nhiên đem đôi đũa đến nồi nước sôi để nhúng trước vài chục con mắt đang đổ dồn về phía ấy. Họ nhìn hai vợ chồng Hoàng như vật thể lạ vừa từ hành tinh khác bay đến. Lần đầu tiên Hoàng nổi cáu với vợ: “Em làm gì cũng phải nhìn người ta với chứ. Em biến anh thành trò cười cho thiên hạ”. Lam cũng khùng lên: “Anh sợ người ta cười chứ còn em sợ con anh nó bị bệnh thì thân em mang vạ”. “Em cứ tưởng làm như thiên hạ chỉ mình em biết chửa đẻ ấy. Mang cái bụng bằng quả mít mà suốt ngày ca thán”. – nói dứt câu thì anh biết mình đã lỡ lời định xin lỗi vợ nhưng Lam đã đùng đùng bỏ đi. Anh biết chỉ cần về đến nhà cơn thịnh nộ trút cả lên đầu anh là vợ sẽ hả giận.
Nhưng lần này thì khác, Lam cấm anh không được về nhà cùng mà phải để cho cô về trước. Trước khi lên taxi Lam còn quay lại nhìn chồng cười đắc thắng. Vài tiếng sau anh mới dám rón rén bước vào nhà thì đã thấy vợ ngồi khoanh chân trên salon miệng cười tươi như chưa hề xảy ra chuyện, trước mặt là một bọc gì to đó hơn bắp đùi. Anh khẽ hỏi: “Gì thế hả em”?. Lam thủng thẳng: “Quả mít!” Hoàng hỏi lại: “Đang có bầu mà ăn mít thì nóng chết”.
Lam nói luôn: “Không phải để ăn mà là để cho anh đeo xem đàn bà trong thiên hạ mang bầu có dễ chịu chút nào không?” Hoàng tỏ vẻ biết lỗi: “Cho anh xin lỗi, từ sau anh không dám nói bừa nữa. Anh xin chừa”. Mặt Lam lạnh băng: “Muộn rồi!”. Điều đó có nghĩa là anh bắt buộc phải thực hiện việc đeo quả mít ấy trong suốt hai ngày cuối tuần không được rời nửa phút, bằng không cô sẽ không ăn uống gì cả. Biết vợ mình không nói chơi nên Hoàng đành phải cố, chưa đầy nửa ngày anh đã phải thốt lên: “Anh sai rồi!”.
Có những lời nói biết sai mà sửa mãi không được nên tốt nhất là hạn chế nói kẻo lại đụng chạm vào chỗ nhạy cảm. Từ hôm mẹ vợ đến ở chăm sóc giúp, anh như được rảnh rang chú tâm cho công việc. Nhưng không hiểu tại sao gần tuần nay cứ chiều chiều anh lại thấy người mệt mỏi, cổ họng lúc đắng lúc chát, lúc mặn lúc nhạt lại cứ hay nôn khan, không muốn ăn gì. Về nhà nhìn thấy vợ ăn uống ngon miệng mà anh cứ chạy ra chạy vào toalet nôn ọe ầm ĩ khiến cho Lam phát cáu: “Em chửa chứ anh có chửa đâu”. Mọi người bảo Hoàng đi khám xem có “dạ dày dạ mỏng” gì không.
Anh đã đi khám mấy lần, mỗi lần một nơi nhưng các bác sĩ đều kết luận: “Anh làm gì có bệnh”. Hoàng không tin vì anh thấy sức khỏe của mình ngày càng sa sút, tinh thần mệt mỏi. Cuối cùng anh quyết định đi chụp cắt lớp nhưng kết quả không có gì thay đổi, anh nổi cáu với bác sĩ: “Tôi đã bảo là tôi có bệnh mà các ông kém không tìm ra”. Bác sĩ cũng không chịu nhịn được hơn nữa: “Tôi nghĩ là anh nên vào điều trị trong viện tâm thần”.
Anh thấy trong lòng bất an nên viết thư để lại cho vợ với những lời lẽ hết sức da diết, trong đó có ngàn vạn lời xin lỗi. Đêm đó Làm trở dạ, sau cuộc “vượt cạn” không mấy khó khăn anh được bồng trên tay một cu cậu mũm mĩm dễ thương. Anh nhìn vợ con mà thấy xót xa cho mình. Đến khi mẹ anh mang cháo vào cho vợ thì anh bỗng thấy thèm ăn đến lạ. Anh vội xin mẹ vài thìa lót dạ rồi ra cổng gọi luôn hai bát phở và ăn hết veo cả nước. Thấy vậy mẹ anh mới đùa: “Rõ thật là khổ, thì ra nghén tháy vợ mà không biết”. Thế mới biết người phụ nữ với thiên chức làm mẹ thiêng liêng và cực khổ đến nhường nào.
Theo HPGĐ