Tư duy quyết định túi tiền, mức độ giàu có của bạn. Có câu nói: "Nghèo đói là một rối loạn tinh thần, không phải là một trạng thái kinh tế; tài sản lớn nhất của một người giàu có không phải là những con số trên tài khoản, mà là cách suy nghĩ, tư duy độc đáo của anh ta”. Phương thức tư duy là thứ có thể rèn luyện và nâng cao. Nếu bạn muốn học tư duy của những người giàu, hãy thử tham khảo 7 tư duy này:

01. Quản lý cảm xúc

Buffett và Bill Gates được mời đến giảng bài tại Đại học Washington. Một sinh viên hỏi: "Làm thế nào để ông có thể giàu có hơn?". Buffett trả lời: “Câu trả lời rất đơn giản, thành công không liên quan gì đến chỉ số IQ, mấu chốt nằm ở lý trí”. Bill Gates nói: “Tôi rất đồng ý với quan điểm của Buffett, khả năng kiểm soát cảm xúc quyết định một người có thể thành công hay không”.

Không khó để nhận thấy rằng một người càng quyền lực thì càng biết cách kiềm chế cảm xúc của mình. Chúng ta có thể nhìn thấy việc quản lý cảm xúc có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với từng việc mà mình làm. Ví dụ khi gặp phải những khách hàng khó tính, nếu bạn tỏ ra gắt gỏng, không hài lòng với sự khó tính đó, kết quả là phá vỡ sự hợp tác hay khi nhận một nhiệm vụ khó khăn, bạn bắt đầu thở dài và nghĩ rằng nó quá khó, trước khi bắt tay vào làm, bạn bị áp lực tinh thần thì việc đó khó mà hoàn thành được như mong muốn.

Một nhà văn đã nói: “Trong tất cả những ảnh hưởng bất lợi trên thế giới, thứ có thể khiến con người suy sụp nhất thường là những cảm xúc thái quá”.

Những người thực sự thông minh sẽ biết cách quản lý cảm xúc, tuân thủ nguyên tắc đặt con người lên hàng đầu, xử lý sự việc trước, sau đó mới xử lý tình cảm. Đây là một loại năng lực, cũng là một khuôn mẫu.

Nghèo không đáng sợ, cái đầu rỗng tuếch mới đáng lo: 7 tư duy bí mật giúp bạn không giàu cũng “dư xài” - Ảnh 1.

02. Mở rộng vòng tròn quan hệ chất lượng

Trong một lần diễn thuyết, diễn giả Zhao Yuping đặt ra một câu hỏi: Hạc đứng giữa bầy gà, hạc hay bầy gà khó chịu hơn? Có người nói hạc nhập đàn gà là đòn giảm chiều. Hạc sẽ không khó chịu, chỉ có những con gà sẽ cảm thấy thấp kém trước nó. Nhưng Zhao Yuping đã nói: Con hạc đứng giữa bầy gà, chỉ có hai kết quả cuối cùng, hoặc bị gà ép chết, hoặc bị gà đồng hóa.

Trên thực tế, hai quan điểm này cũng là điểm khác biệt lớn nhất giữa tư duy của người nghèo và tư duy của người giàu.

Vòng tròn mối quan hệ của bạn sẽ quyết định bạn là ai và ảnh hưởng trực tiếp đến bạn. Hòa nhập trong vòng tròn chất lượng thấp có thể mang lại cho bạn cảm giác vượt trội tạm thời, nhưng nó cũng có nghĩa là bạn sẽ chỉ đứng lại một chỗ, không phát triển lên được.

Nếu bạn ở trong một vòng tròn mối quan hệ chất lượng, nhiều người giỏi, bạn có thể bị áp lực lúc đầu nhưng cuối cùng người được lợi sẽ chính là bạn. Nếu bạn nghèo, bạn phải đứng giữa những người giàu có. Nếu bạn yếu kém, bạn phải đứng giữa những người giỏi giang.

03. Làm việc để tạo giá trị

Một đơn vị đã tiến hành công bố một cuộc khảo sát và họ đã phát hiện ra một hiện tượng rất bất thường: Trong 30 năm qua, số giờ làm việc của tầng lớp trung lưu và người nghèo đã giảm mạnh, trong khi của giới thượng lưu và người giàu lại tăng mạnh. Hơn 50% tỷ phú làm việc hơn 65 giờ một tuần.

Có hai lý do cho việc này: Người nghèo quan tâm nhiều hơn đến tỷ lệ thời gian trên đầu ra, nghĩ rằng công việc là bán thời gian. Nếu không có thù lao, làm việc đến hết giờ tại nơi làm việc và nằm bẹp sau khi tan sở là cách tốt nhất để họ chống lại.

Người giàu cho rằng bản chất của công việc là tạo ra giá trị. Không ngừng cải thiện bản thân trong công việc sẽ tự nhiên mang lại nhiều thu nhập hơn theo thời gian.

Nhà kinh tế học Trung Quốc Xue Zhaofeng nói: “Mọi người nên xác định làm việc vì hồ sơ của chính mình. Cho dù công ty có thể tồn tại lâu hay ngắn thì bản lý lịch và kinh nghiệm làm việc vẫn luôn theo bạn”.

Khi bạn coi công việc là công việc của chính mình, mỗi phút bạn làm việc chăm chỉ hiện tại sẽ gia tăng giá trị cho tương lai của bạn.

Nghèo không đáng sợ, cái đầu rỗng tuếch mới đáng lo: 7 tư duy bí mật giúp bạn không giàu cũng “dư xài” - Ảnh 2.

04. Quản lý tiền bạc thông minh

Một thống kê cho thấy tại Mỹ có tới 70% người trúng độc đắc rơi vào cảnh trắng tay, phá sản chỉ 5 năm sau khi nhận tiền trúng giải.

Người không biết quản lý tiền sớm muộn gì cũng bị đồng tiền bỏ rơi. Cùng một tài sản, được sử dụng theo những cách khác nhau, dẫn đến kết quả cực kỳ khác nhau.

Nếu bạn dùng nó để đầu tư vào việc học, bạn sẽ thu được giá trị, nếu bạn dùng nó để đầu tư vào quản lý tài chính, bạn sẽ thu được của cải.

Nhưng nếu bạn chỉ ăn, uống và chìm đắm trong những ham muốn buông thả, kết quả cuối cùng chắc chắn sẽ là tiêu xài hoang phí của cải.

Chuyên gia nghiên cứu xã hội Thomas Stanley đã thu thập dữ liệu về các triệu phú Bắc Mỹ để nghiên cứu lý lịch và quá trình trở nên giàu có của họ. Hóa ra người giàu dùng tiền giỏi hơn.

Biết kiếm tiền là một loại năng lực, biết quản lý tiền cần cả năng lực và sự khéo léo.

05. Hành động là giải pháp

Nhà văn Ma Yinchun đã kể một câu chuyện trong cuốn sách của mình: Một cặp anh em nhìn thấy cơ hội kinh doanh giày cùng một lúc và quyết định mỗi người thành lập một nhà máy sản xuất giày.

Anh trai nói là làm thì làm, ngay lập tức thuê thợ lành nghề, mua máy móc và nguyên liệu. Chưa đầy nửa tháng, sản phẩm của anh đã được đưa ra thị trường.

Còn em trai thì do dự: Có quá nhiều nhà máy giày, làm sao để cạnh tranh với những người khác? Nếu thất bại, làm sao để bù đắp khoản thiếu hụt? Anh ta do dự và quan sát, khi anh trai gặp khó khăn trong tiếp thị và gặp khó khăn về vốn, anh ta ẩn trong lòng mừng rỡ.

Khi anh trai mở rộng kênh tiếp thị và kiếm được lời lớn, người em lại hối hận không kịp. Cuối cùng, anh trai xây dựng mạng lưới tiếp thị lớn trên toàn quốc, trong khi em trai vẫn đứng tờ tư tại chỗ.

Suy nghĩ là vấn đề, làm mới là câu trả lời.

06. Gạt bỏ ham muốn nhất thời

Tôi đã đọc một câu chuyện về sự hài lòng bị trì hoãn và thấy nó rất thú vị. Trì hoãn sự thoả mãn không phải là từ chối sự thoải mái, không mong muốn cuộc sống dễ dàng mà là việc tái định nghĩa lại thứ tự của niềm vui và khổ đau trong cuộc sống: Đầu tiên, đối diện với vấn đề và trải qua khó khăn, cảm nhận đau khổ; sau đó, giải quyết vấn đề và tận hưởng niềm vui lớn hơn; đó mới là cách sống duy nhất hợp lý.

Những ham muốn cấp thấp dựa vào sự thỏa mãn, còn những mong muốn cao cấp dựa vào chịu đựng.

Càng giàu có bạn càng giỏi trong việc kiềm chế những ham muốn để tận hưởng. Khi người khác say mê việc xem phim, chơi game, bạn lại đọc sách, đọc báo, cập nhật tin tức hiện tại; khi người khác thức đêm tới các bữa tiệc, bạn lại tự thúc đẩy bản thân học tập các khái niệm tài chính tiên tiến nhất.

Ham muốn cấp thấp là nguyên nhân tự gây nghèo đói. Mong muốn của bạn ở mức nào, thành công của bạn cũng sẽ ở mức đó.

Nghèo không đáng sợ, cái đầu rỗng tuếch mới đáng lo: 7 tư duy bí mật giúp bạn không giàu cũng “dư xài” - Ảnh 3.

07. Kiên trì, bền bỉ

Những người kiên trì, có tư duy lãi kép sẽ kết hợp giá trị hiện tại và lãi kép trong tương lai để làm những việc đúng đắn và lâu dài.

Ví dụ, nhà văn Li Xiaolai đã là giáo viên tiếng Anh ở New Oriental được 7 năm và anh ấy đọc 2 giờ mỗi ngày không chút do dự. Sau đó, anh ấy xuất bản sách, chia sẻ những gì mình học được, chỉ trong 5 tháng, anh ấy đã kiếm được thu nhập đáng ngưỡng mộ.

Zhang Quantong nổi tiếng về thói quen rèn luyện sức khỏe và duy trì thể lực vượt trội dù đã vào tuổi già. Ông đã luyện tập và rèn luyện thể thao từ năm 31 tuổi, bao gồm việc chạy bộ 2km mỗi ngày và bơi lội 30 phút hàng ngày. Ông kiên trì làm điều này trong suốt 49 năm. Bây giờ ở tuổi 80, ông không chỉ trẻ hơn về ngoại hình và thể chất so với những người cùng lứa tuổi mà còn vượt trội về trí lực và trí nhớ.

Trong cuộc sống, chúng ta luôn muốn theo đuổi sự ngắn và nhanh, tốt nhất là hành động hôm nay và xem kết quả ngày mai. Nhưng không có tích lũy về lượng thì không có bước nhảy vọt về chất. Đối với một số việc, kết quả có thể không thấy trong ngày một ngày hai, nhưng về lâu dài, nó chắc chắn sẽ mang lại cho bạn lợi nhuận dồi dào.

Điều đáng sợ nhất của một người không phải là không có tiền trong túi mà là một cái đầu rỗng tuếch. Hãy học cách tư duy đúng đắn, thông minh và nuôi dưỡng thói quen tốt, bạn sẽ có một cuộc sống nếu không giàu có thì cũng khá giả hơn.