Nghịch lý: Phụ nữ Trung Quốc thích mua mỹ phẩm được "tiểu thịt tươi" tin dùng, các thương hiệu đồng loạt đổ tiền vào gương mặt đại diện là đấng trượng phu

LAN HƯƠNG,
Chia sẻ

Việc đàn ông đánh phấn, tô son, chuốt mi... tại sao lại khiến chị em phụ nữ thích thú, cảm thấy được trao quyền?

Dùng nam giới quảng cáo mỹ phẩm nữ: Xu hướng "ăn tiền" trong thời điểm hiện tại

Theo tờ G.T của Trung Quốc, hễ dạo chơi trên đường phố Thượng Hải, Seoul hay Tokyo - thứ đập vào mắt chị em nhiều nhất chính là biển quảng cáo mỹ phẩm với vô số mỹ nam. Hầu hết trong đó là sản phẩm skin care dành cho nữ.

Trên thực tế, thị trường quảng cáo châu Á nói chung, Trung Quốc nói riêng vài năm gần đây đã chứng kiến nhiều nam nhân "lưu lượng dồi dào" làm đại sứ mỹ phẩm nữ. Đơn giản như Vương Nhất Bác, Lưu Hạo Nhiên đều xuất hiện trong quảng cáo mặt nạ, kem dưỡng ban đêm.

Lý do khiến nhãn hàng mỹ phẩm Trung Quốc đổ tiền vào nam giới - Ảnh 1.

Đình đám nhất nhì trong số đó, không thể không nhắc tới "ông hoàng son môi" Lý Giai Kỳ (Li Jiaqi), trai trẻ này cực hot thường xuyên tự tô son, đánh phấn lên mặt mình trong live-stream bán hàng của Taobao. Cứ món hàng làm đẹp gì được họ Lý PR đều bay biến sạch sẽ, bất kể mỹ phẩm hay quần áo, túi xách.

Lý do khiến nhãn hàng mỹ phẩm Trung Quốc đổ tiền vào nam giới - Ảnh 2.

"Ông hoàng son môi" Lý Giai Kỳ

Theo thống kê của Daily Economic News, hơn 18 thương hiệu làm đẹp, gồm Lancôme, YSL và M.A.C đã nhiệt tình chỉ định các nam thần làm đại sứ trong năm 2018.

Phần nhiều trong số đó còn rất trẻ, hơn một nửa sinh sau năm 1995. Với làn da đẹp, khuôn mặt thanh tú hợp gu xì-teen châu Á - những "tiểu thịt tươi" này đã chiếm trọn cảm tình và phản ánh sức chi tiêu mãnh liệt của chị em Trung Quốc.

Qua rồi cái thời phụ nữ được bảo "nên mua gì" để làm hài lòng đàn ông

Từ đầu những năm 90s, khuôn mặt đại diện mỹ phẩm nữ ở Trung Quốc sẽ là mỹ nhân nào đó được lòng số đông - mang theo hàm ý giúp phái đẹp đáp ứng kỳ vọng của nam giới về đối tượng lý tưởng.

Tuy nhiên, điều này đã bị đảo lộn với sự xuất hiện của các "tiểu thịt tươi", chưa kể ngày càng nhiều phụ nữ Trung Quốc trở nên độc lập về tài chính, dẫn tới việc họ muốn có quyền lực cao hơn khi lựa chọn sản phẩm tiêu dùng.

Chính xác là gió đã đổi chiều, qua rồi cái thời phụ nữ được bảo "nên mua gì" để làm hài lòng đàn ông.

Lý do khiến nhãn hàng mỹ phẩm Trung Quốc đổ tiền vào nam giới - Ảnh 3.

Vào tháng 9/2019, hãng Estée Lauder thông báo nam thần Lý Hiện chính thức trở thành đại sứ kiêm người phát ngôn của thương hiệu tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Tin này được tung ra trên MXH Weibo, chỉ sau 48 tiếng đã có hơn 430.000 chia sẻ, 200.000 lượt thích và 34.000 bình luận rôm rả.

Hầu hết dân mạng tỏ ra sung sướng cực độ vì Lý Hiện là "bạn trai của mọi cô gái", rất được lòng chị em trẻ tuổi ở Trung Quốc. Họ mong mỏi được quệt thứ serum mà Lý Hiện xài trong quảng cáo.

Lý do khiến nhãn hàng mỹ phẩm Trung Quốc đổ tiền vào nam giới - Ảnh 4.

Văn hóa mơ mộng hão huyền về nam thần tượng cũng gián tiếp giúp các nhãn hàng có hàng triệu lượt tìm kiếm, đặc biệt khi họ "thầu" được anh nào ngon giai tuyệt vời.

Claire Li, nhân viên truyền thông 28 tuổi ở Thượng Hải kể rằng: "Tôi mua mọi sản phẩm làm đẹp có Lý Hiện quảng cáo, đàn ông biết làm đẹp mới là mẫu bạn trai lý tưởng của tôi".

"Lý Hiện đẹp trai, nhẹ nhàng và có vẻ biết lắng nghe phụ nữ".

Tóm lại, việc mua sản phẩm làm đẹp do "bạn trai quốc dân" giới thiệu cho Claire cảm giác có quyền lực.

Về khía cạnh tâm lý: Phụ nữ hiện đại muốn chủ động chọn sản phẩm họ yêu thích chứ không muốn thương hiệu bảo phải làm gì

Trong văn hóa thần tượng của giới trẻ Trung Quốc, những cô như Claire sẵn sàng đầu tư cả núi tiền và toàn bộ năng lượng tinh thần nhằm ủng hộ sự nghiệp của idol.

Lý do khiến nhãn hàng mỹ phẩm Trung Quốc đổ tiền vào nam giới - Ảnh 5.

Trên thực tế, Trung Quốc không phải thị trường đầu tiên áp dụng chiến lược này.

Vào đầu năm 90s, nam diễn viên đình đám Nhật Bản Takuya Kimura bất ngờ xuất hiện trong quảng cáo son môi Kanebo - với khuôn mặt quệt son tứ tung đầy mê hoặc. Kết quả, doanh số son môi của Kanebo tăng gấp 3 lần sau 2 tháng!

Vào năm 2014, ông trùm thời trang Tom Ford ra mắt dòng son môi "Lips & Boys" với 50 màu sắc kèm cái tên ngọt ngào ứng với 50 anh đàn ông. Tóm lại cũng cháy hàng ngay lập tức.

Lý do khiến nhãn hàng mỹ phẩm Trung Quốc đổ tiền vào nam giới - Ảnh 6.

Lý do khiến nhãn hàng mỹ phẩm Trung Quốc đổ tiền vào nam giới - Ảnh 7.

Trong đa phần các nền văn hóa, phụ nữ thường bị nhìn nhận, đánh giá một cách bị động qua tiêu chuẩn của đàn ông. Tuy nhiên, thời hiện đại thì ai cũng như nhau.

Thúc đẩy đàn ông phải làm mới bản thân, chăm chút bề ngoài cho tử tế

Xu hướng kể trên không chỉ thể hiện sức mua kinh hoàng của phái đẹp, mà còn thúc đẩy nam giới hiện đại chăm chút ngoại hình.

Hiện tại, chính đàn ông Trung Quốc và nhiều quốc gia châu Á mới là đối tượng cảm thấy áp lực trước hình mẫu bạn trai lý tưởng.

Bất kể xấu đẹp, nhan sắc của đàn ông đang trở thành chủ đề bàn luận công khai của phụ nữ. Theo CBN Data, doanh số ngành hàng mỹ phẩm cho nam ở quốc gia tỷ dân đã tăng 13,5% (từ năm 2016 - 2019), cao hơn tỷ lệ trung bình toàn cầu 5,8%.

Xu hướng làm đẹp cho nam giới là hiện tượng tương đối mới, nên hiệu quả lâu dài trong việc thay đổi các chuẩn mực xã hội vẫn gây tranh cãi. Ít nhất thì giờ đây, phụ nữ ở Trung Quốc có thể vui mừng vì họ không còn là những người duy nhất phải nỗ lực làm đẹp khi đi hẹn hò.

Theo G.T

Chia sẻ