Trong quá trình trưởng thành và phát triển của con, cha mẹ sẽ vô tình hoặc cố ý sử dụng thang đo về sự "ngoan ngoãn" để đánh giá một đứa trẻ. Ở trường, việc "đứa trẻ có ngoan ngoãn không" - có lẽ là một trong những mối quan tâm lớn nhất của các bậc phụ huynh. Còn khi ở nhà, cha mẹ sẽ luôn miệng nói với con rằng: "Con phải ngoan ngoãn", "Nếu con không vâng lời, mẹ sẽ..."
Từ sâu bên trong, trẻ em biết rằng nếu chúng cư xử "ngoan ngoãn", người lớn sẽ hạnh phúc và yêu thương mình hơn. Để được người lớn yêu thương và khen ngợi, để ít bị trừng phạt và mắng chửi, trẻ dần học cách kìm nén cảm xúc thật của mình và cố gắng tạo ra một vỏ bọc "ngoan - xinh - yêu".
Nhiều nhà phân tâm học và trị liệu đã kết luận rằng, những đứa trẻ càng có "hành vi cư xử tốt" và "nhạy cảm" khi còn nhỏ, càng có khả năng gặp nhiều vấn đề tâm lý hơn khi lớn lên. Ngược lại, một đứa trẻ càng "nổi loạn" và "tự do" khi còn nhỏ, càng có xu hướng trưởng thành hơn về mặt tinh thần khi lớn lên. Đương nhiên, sự "nổi loạn" và "tự do" cần có chừng mực và trong một phạm vi cho phép.
Tại sao vậy? Tại sao những đứa trẻ "ngoan ngoãn", lại có khả năng gặp nhiều vấn đề tâm lý hơn khi lớn lên?
"Cư xử tốt" đôi khi có nghĩa là cố gắng làm hài lòng người lớn và b ỏ qua bạn việc định nghĩa bạn là ai
Tôi nhớ rất rõ câu chuyện khi tôi còn nhỏ, bà đã đưa tôi ra ngoài chơi. Đi ngang qua quầy kẹo bên đường, bà chỉ vào và nói: "Con có muốn ăn kẹo không?". Khi ấy, tôi lắc đầu: "Không ạ". Bà tôi hài lòng và thốt lên: "Con là đứa trẻ ngoan ngoãn nhất và con không bao đòi hỏi bất cứ điều gì".
Từ tận đáy lòng, tôi thực sự... muốn ăn những viên kẹo chua ngọt đầy màu sắc đó. Chỉ là "hiểu chuyện" và "cư xử tốt" là những lời khen ngợi cao nhất dành cho trẻ em trong thời điểm đó và tôi cũng muốn nhận được những lời đó.
Khi lớn lên, tôi trở thành một "người tốt", nhưng...
Các nhà tâm lý học nói rằng, có những đứa trẻ rất ngoan ngoãn khi còn nhỏ, nhưng lớn lên gặp nhiều vấn đề tâm lý hơn. Lý do là bởi chúng luôn muốn thỏa mãn mong muốn và nhận được sự chấp thuận của người khác, mất tiếng nói để thể hiện bản thân, bỏ qua nhu cầu thực sự của mình và dần dần rơi vào trạng thái trầm cảm.
Tôi vẫn thường nghe thấy một vài phụ huynh nói với con kiểu này: "Mẹ không yêu con nữa nếu con nghịch ngợm". Sau khi nghe được câu nói này, đứa trẻ chỉ biết chớp chớp mắt và ngay lập tức im lặng để chứng minh rằng con vẫn ngoan nên mẹ vẫn luôn yêu con nhé. Mỗi lần chứng kiến những đứa trẻ rơi vào tình thế như vậy, tôi đều vô cùng thương vì nhìn thấy hình ảnh bản thân thời thơ ấu.
Để giành được tình cảm của phụ huynh, con cái sẵn sàng áp chế bản chất thật của mình, đứa trẻ "ngoan" trá hình này có ích lợi gì? Chúng ta đang sống trong một thời đại khác nhau, và sự ép buộc như vậy liên tục được dàn dựng trong môi trường giáo dục.
"Cư xử tốt" có nghĩa là... k hông dám bày tỏ cảm xúc thật của mình
Đã từng có một người mẹ nói rằng: Con tôi rất ngoan ngoãn. Khi đi học mẫu giáo, con chẳng khóc lóc gì cả. Nhưng sau một, hai tuần, con bắt đầu gặp vấn đề ở trường, con có hành vi bạo lực với bạn cùng lớp. Tại sao lại vậy?
Tôi nói thẳng: "Không phải con bạn ngoan ngoãn mà là con bạn không an toàn".
Những đứa trẻ 3 tuổi, có mấy ai sẵn sàng rời xa vòng tay của cha mẹ để đi học mẫu giáo? Nếu đứa trẻ không khóc hoặc gây rắc rối khi mơ đi học, điều đó có khả năng chúng muốn trở thành một đứa trẻ "tốt" trong mắt cha mẹ. Nói cách khác, con đang kìm nén những suy nghĩ thực sự bên trong của mình. Sau những kìm nén dồn ép, con sẽ bộc phát ra thành những hành động, lơ nói mà cha mẹ khó có thể tưởng tượng được.
Nếu con cái có thể khóc trước mặt cha mẹ, điều đó cho thấy rằng con đã đủ an toàn khi sẵn sàng bộc lộ mọi thứ với bạn, để biết rằng phụ huynh là chỗ dựa vững chắc nhất với con. Loại tình yêu và sự nuôi dưỡng vô điều kiện này là nền tảng cho sự hình thành nhân cách lành mạnh của trẻ.
Đứa trẻ càng "ngoan ngoãn", càng ít độc lập
Những đứa trẻ càng ngoan thì sự phụ thuộc càng mạnh mẽ và chúng có quá nhiều cảm giác kiểm soát từ cha mẹ.
Cha mẹ mong đợi chúng bước đi trên một con đường được lập trình sẵn, chỉ cần sao chép - dán, và sống một cuộc sống lý tưởng mà mọi người đều công nhận, đó là "những đứa trẻ ngoan". Nhưng cuộc sống mà mọi người đều ngưỡng mộ, không phải là cuộc sống mà con... mong muốn.
Tôi mong, các bậc phụ huynh hãy để con tự lựa chọn cuộc sống của mình dựa trên sở thích và khả năng thực sự của con. Ngay cả khi con "chưa thành công", cha mẹ cũng hãy dạy con phải biết tự chịu trách nhiệm trước những quyết định của mình. Hơn nữa, phụ huynh cũng nên dạy con không cần quá hy sinh cảm xúc của mình để làm hài lòng người khác vì "sự hài lòng" là trạng thái khó chạm đến được.
Theo Sohu