Tiến sĩ Ruth Westheimer là một chuyên gia nổi tiếng về tâm lý tình dục ở Mỹ. Dù đã sang tuổi 90 nhưng bà vẫn tư vấn tâm lý cho hàng ngàn cặp vợ chồng. Bà thấy rằng cả những cặp yêu nhau hay đã là vợ chồng, "sự quan tâm tình cảm" dành cho nhau sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng mối quan hệ của họ.
Chúng ta hãy cùng nhau trả lời những câu hỏi và tháo gỡ vấn đề thực sự tạo ra sự rạn nứt trong các mối quan hệ.
1. Tại sao những người yêu nhau trong 1 thời gian dài nhưng đột nhiên 1 ngày lại nói "không còn tình cảm" với nhau?
Không phải vì họ quá quen thuộc, cũng không phải vì họ già hơn. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng từ góc độ tế nhị, chất lượng đời sống tình dục của những người yêu nhau sâu sắc sẽ cao hơn.
Điều thực sự làm ảnh hưởng chất lượng của một mối quan hệ là "cảm giác nhàm chán".
Nếu đời sống tình dục là "nhàm chán", thật khó để tăng sự nhiệt tình của hai bên ngay cả khi có rất nhiều "công cụ hỗ trợ". Thậm chí nó còn khiến người ta "thèm" như bị bỏ đói lâu ngày.
Tiến sĩ Ruth cho biết, nếu một cặp tình nhân chán nản với đời sống tình dục của họ, họ có khả năng cảm thấy mệt mỏi khi ở bên nhau.
Thế nhưng, nơi để cải thiện không phải là trên "giường" mà là cuộc sống bên ngoài chiếc giường.
2. Sự nhàm chán là cảm giác rất bình thường trong hôn nhân, ai kết hôn hay yêu lâu cũng phải trải qua?
Điều này là cực kì bất thường, đừng nghĩ nó mặc định trong cuộc sống mà ai cũng giống ai. Cảm giác đáng sợ nhất của con người chính là "nhàm chán". Nếu người yêu hay vợ chồng thường cảm thấy buồn chán với nhau, mối quan hệ này sớm muộn cũng sẽ chấm dứt.
Tiến sĩ Ruth nói rằng bước đầu tiên trong việc chống lại "cảm giác nhàm chán" là thừa nhận cảm giác này tồn tại trong mối quan hệ giữa hai người.
Nếu bạn ở với bạn đời mà không có gì để nói, không mong muốn được hòa hợp với anh ấy/ cô ấy thì sự nhàm chán đang tồn tại trong mối quan hệ của bạn đấy.
Đây không phải dấu hiệu quá nguy hiểm hay đáng báo động, bất kỳ cảm giác nào cũng là một "chỉ số". Sự nhàm chán chỉ là cách gửi tín hiệu cho đối phương rằng có điều gì đó không ổn trong mối quan hệ này.
3. Làm thế nào để thoát khỏi cảm giác nhàm chán khi phải liên tục chạm mặt vợ/ chồng mình?
Để thoát khỏi "cảm giác nhàm chán" đeo đẳng trong cuộc sống của vợ chồng bạn, trước tiên bạn phải biết "nhàm chán" phát sinh như thế nào?
Có ba tình huống mà bạn có thể "gieo hạt giống chán nản" trong mối quan hệ vợ chồng:
Đầu tiên là một bên dần trở thành một người nhàm chán. Họ thường có một đặc điểm: chỉ thu mình trong lĩnh vực họ thích, không sẵn sàng chấp nhận những điều mới, không tiếp thu kiến thức về cái mới và chỉ thích sống trong thế giới riêng mình.
Thứ 2 là sau khi kết hôn, mọi người sẽ bước vào những vai trò khó khăn hơn như làm vợ, làm mẹ, làm chồng, làm cha. Việc mỗi người đảm nhận một vai trò nhất định khiến họ bó buộc mình vào một cuộc sống "theo quy tắc". Họ được cố định trong các khu vực an toàn của riêng họ và chỉ làm những việc quen thuộc.
Chẳng hạn, sau khi kết hôn, phụ nữ chỉ quanh quẩn với bếp núc, bỉm sữa, nhà cửa. Và họ dần quên quên mất thế giới xung quanh như làm đẹp, gặp gỡ bạn bè, tham gia các hoạt động xã hội...
Thứ 3, khi một người chỉ cố định trong một vai trò và không thể trao đổi với thế giới bên ngoài, họ sẽ trở nên vô hồn, thiếu sức sống và mọi thứ sẽ dần trở nên cứng nhắc.
Đã rơi vào trạng thái này, thật khó để bạn mang lại cảm xúc tươi mới cho người khác chứ đừng nói đến việc tạo những "tia lửa" tình cảm duy trì hôn nhân.
Việc bạn cần làm là thoát ngay khỏi vùng "an toàn" của mình và sắp xếp lại cuộc sống.
3. Điều làm tổn thương mối quan hệ là "không thú vị"?
Bạn có thể thú vị và quyến rũ trong mắt người khác nhưng với đối tác của bạn lại không? Anh ấy/ cô ấy vẫn nhìn ra sự nhàm chán của bạn lúc 2 người bên nhau.
Nghe có vẻ vô lý đấy nhưng làm sao chuyện này có thể xảy ra được?
Có thể hai người có những hướng phát triển khác nhau sau khi kết hôn và không có sự giao thoa giữa những mối quan tâm trong cuộc sống.
Tôi có một người bạn là một phụ nữ rất văn chương, thích xem phim, đọc tiểu thuyết và tham gia vào một câu lạc bộ sách. Tôi nghĩ cuộc sống của cô ấy rất nhiều màu sắc.
Nhưng chồng cô ấy lại cảm thấy những điều đó là "không thực tế" và "vô nghĩa". Anh ta luôn chế giễu vợ và chê vợ mình nhạt nhẽo, tâm hồn treo ngược cành cây.
Trong mắt chồng, cô ấy thực sự là người "nhàm chán". Còn chồng cô ấy cũng quá "nhàm chán" vì không biết cảm thụ niềm đam mê của vợ.
Trên thực tế, sở thích cá nhân khác nhau, quan điểm sống khác nhau không phải là vì 2 người không thú vị. Sự khác biệt cho phép mọi người nhìn thấy những khía cạnh khác bên ngoài thế giới. Bạn nhìn đằng trước có thể chiếc áo này không đẹp nhưng từ một góc nhìn khác, nó lại có những chi tiết khá bắt mắt chẳng hạn.
Tuy nhiên, thái độ đối với sự khác biệt sẽ khiến mọi người cảm thấy nhàm chán. Ban đầu, mối quan hệ giữa hai người có thể được củng cố bằng cách làm việc cùng nhau để hoàn thành những gì mình thích nhưng vì thái độ "khinh miệt", họ sẽ ngày càng xa nhau.
4. Nếu vấn đề giữa vợ và chồng là thiếu sự thú vị khi ở gần nhau thì mấu chốt giải quyết sẽ là gì?
Đó chính là cố gắng thay đổi thái độ của 2 người đối với nhau.
Ngoài nhàm chán, còn có một hành vi khác làm cho mối quan hệ trở nên xấu hơn đó là biện minh.
Có những người biết bản thân có một số mâu thuẫn trong hành vi và nhận thức - Tôi biết tôi làm điều này là không đúng nhưng rất khó để tôi thay đổi.
Nếu một người luôn buộc bạn phải nhìn thấy những sai lầm mà anh ta có thể sửa lỗi thì chắc chắn kèm theo cảm giác thất vọng là chán ghét dù đó là chồng mình.
Nhưng không phải ai cũng hiểu 1 loại tâm lý con người đó chính là bản thân biết sai nhưng có họ có thừa nhận cái sai ấy hay không lại phụ thuộc vào người đối diện.
Vậy nên, cách tốt nhất là giảm giao tiếp hoặc trong trường hợp xấu hơn hãy ngừng giao tiếp .
Nếu một mối quan hệ thân mật bị nhàm chán bởi những đôi co, lý luận thì trước tiên hãy đặt lên bàn cân xem lý với một mối quan hệ lâu dài cái nào quan trọng hơn?
Sau đó nghĩ lại một chút, bạn đã có những động thái để anh ta thay đổi tích cực hay chưa?
Đừng để sự nhàm chán làm xói mòn cảm xúc của bạn. Nếu có một kỳ nghỉ, hãy tô vẽ thêm những mảng màu vào bức tranh cuộc sống
Ví dụ, đi du lịch cùng nhau, đến một nơi mà không ai biết. Chỉ có hai người dựa vào nhau, nhìn ngắm những khung cảnh tươi đẹp và nói với nhau những điều mà hiếm khi thổ lộ.
2 bạn cũng có thể làm việc gì đó cùng nhau, xem 1 bộ phim, thảo luận về những tình huống... Hãy nhớ rằng, những lúc này, chỉ nói về cảm xúc chứ không phải lý trí.