Thực tế, không chỉ rượu bia mới gây hại cho gan, mà nhiều món ăn quen thuộc hàng ngày cũng có thể "tàn phá" lá gan nhanh chóng, thậm chí còn nguy hiểm hơn cả rượu bia. Dưới đây là 5 loại thực phẩm có thể gây hại cho gan nếu sử dụng không đúng cách bạn cần chú ý.

Thịt đỏ khiến mỡ tích tụ trong gan

Thịt đỏ chứa nhiều chất béo bão hòa, khi tiêu thụ quá mức, có thể dẫn đến tích tụ mỡ trong gan. Tình trạng này được gọi là gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD), có thể tiến triển thành viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH), xơ gan và cuối cùng là suy gan.

Thịt đỏ là nguồn cung cấp sắt heme dồi dào. Mặc dù cơ thể cần sắt để hoạt động, nhưng lượng sắt dư thừa có thể tích tụ trong gan và các cơ quan khác, gây tổn thương và viêm. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người mắc bệnh thừa sắt di truyền (hemochromatosis).

Ngỡ ngàng với loạt thực phẩm quen thuộc lại "tàn phá" gan nhanh hơn cả bia rượu - Ảnh 1.

Các loại thịt đỏ tiêu thụ nhiều không tốt cho gan. Ảnh: Shutter Stock

Ngoài ra, khi thịt đỏ được nấu ở nhiệt độ cao, chẳng hạn như nướng hoặc chiên, các chất sinh ung thư như HCAs và PAHs có thể hình thành. Các chất này đã được chứng minh là gây hại cho gan và có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan.

Thịt đã chế biến sẵn

Thịt chế biến sẵn (xúc xích, thịt xông khói, giăm bông và các loại thịt nguội khác) thường chứa lượng natri cao, có thể làm tăng huyết áp và góp phần gây tổn thương gan. Lượng natri dư thừa cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD).

Các chất bảo quản như nitrat và nitrit được thêm vào thịt chế biến sẵn để kéo dài thời hạn sử dụng và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, các chất này có thể chuyển hóa thành các hợp chất có hại trong cơ thể, gây tổn thương tế bào gan và làm tăng nguy cơ ung thư.

Măng tươi

Măng tươi có thể gây hại cho gan nếu không được chế biến đúng cách do lượng đáng kể cyanide. Khi ăn măng tươi, cyanide sẽ chuyển hóa thành axit cyanhydric (HCN) dưới tác động của các enzym tiêu hóa. HCN là một chất cực độc, có thể ức chế quá trình hô hấp tế bào và gây tổn thương gan.

HCN cũng có thể gây tổn thương trực tiếp đến tế bào gan, làm suy giảm chức năng gan và gây ra các triệu chứng như vàng da, mệt mỏi, chán ăn và đau bụng. Tiêu thụ măng tươi trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan và thậm chí là ung thư gan.

Ngỡ ngàng với loạt thực phẩm quen thuộc lại "tàn phá" gan nhanh hơn cả bia rượu - Ảnh 3.

Ăn măng chế biến không đúng cách có thể ức chế quá trình hô hấp tế bào và gây tổn thương gan. Ảnh: Times of India

Thực phẩm nhiều đường

Khi bạn ăn quá nhiều đường, đặc biệt là fructose qua các loại thực phẩm, gan sẽ chuyển hóa đường thành mỡ. Lượng mỡ dư thừa này tích tụ trong gan, dẫn đến gan nhiễm mỡ. Tình trạng này có thể tiến triển thành viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH), xơ gan và cuối cùng là suy gan.

Tiêu thụ quá nhiều đường cũng có thể làm tăng nguy cơ kháng insulin, một tình trạng trong đó cơ thể không phản ứng hiệu quả với insulin. Điều này có thể dẫn đến tăng lượng đường trong máu và góp phần gây ra gan nhiễm mỡ . Đường fructose có thể kích hoạt các phản ứng viêm trong cơ thể, bao gồm cả gan. Viêm mãn tính có thể gây tổn thương tế bào gan và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan.

Nội tạng động vật

Nội tạng động vật là món ăn bình dân quen thuộc, được nhiều người Việt ưa chuộng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chúng chứa lượng đáng kể chất béo và cholesterol, không tốt cho sức khỏe nếu tiêu thụ quá nhiều. Việc ăn quá nhiều nội tạng động vật có thể làm giảm hoặc ức chế quá trình bài tiết mật, khiến gan gặp khó khăn trong việc thanh lọc chất béo và gia tăng gánh nặng chuyển hóa.

Hạn chế tiêu thụ nội tạng động vật, đặc biệt là nếu bạn có tiền sử bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ hoặc gout. Nếu bạn chọn ăn nội tạng động vật, hãy ăn với lượng vừa phải và chế biến chúng bằng cách luộc hoặc hấp để giảm lượng chất béo. Lựa chọn nội tạng động vật từ các nguồn uy tín, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.