Vào thời đại Victoria hay xuất hiện những gánh xiếc "quái vật" thu hút rất đông người đến xem vì những thành viên của gánh xiếc này thường là những người sinh ra với cơ thể không giống người bình thường. Dân chúng thường sẽ bỏ tiền ra để đến xem những người bị dị tật về thể chất này, và từ "quái vật" là từ để mô tả một cách tàn nhẫn về những người không được lành lặn như người thường.
Gánh xiếc "quái vật" này kể tên ra có những nhân vật khá nổi tiếng và đã từng trở thành ngôi sao một thời như "Nửa người" Mademoiselle Gabrielle và "Cô gái Lạc đà" Camel Girl.
Camel Girl, tên thật là Ella Harper, không may mắn khi sinh ra với tình trạng đầu gối bị bẻ cong từ phía sau. Do ngoại hình dị tật, cô không thể đi lại như người bình thường và phải bò bằng cả hai chân hai tay, vì thế cô được đặt cho biệt danh là "Cô gái lạc đà". Sau khi tham gia gánh xiếc, cô đã trở thành một ngôi sao và vào năm 1886, cô yêu cầu cát-xê là 200 đô la mỗi tuần (Tương đương với hơn 100 triệu dồng ngày nay).
Camel Girl, tên thật là Ella Harper, không may mắn khi sinh ra với tình trạng đầu gối bị bẻ cong từ phía sau
Một trong những ngôi sao rạp xiếc khác có thể kể đến là "Người đàn ông có da đàn hồi" Felix Wehrle khi ông có thể kéo dài làn da của mình.
Người đàn ông có làn da có thể kéo dãn
Cặp song sinh dính liền Rosa và Josepha Blazek cũng đã trở thành những người nổi tiếng toàn cầu khi họ đi lưu diễn Châu Âu vào cuối thế kỉ 19.
Cặp song sinh dính liền và con trai
Pasqual Pinon được phát hiện bởi ông có vẻ ngoài kì dị khi sở hữu một khối u lành tính lớn trên đỉnh đầu. Người của rạp xiếc tuyển Pinon vào và khi đến lượt anh trình diễn, họ đã đặt một khuôn mặt giả làm bằng sáp lên khối u của anh để cho giống như là một người có 2 đầu. Hình ảnh "người hai đầu" của Pinon đã thành công tức thì và anh đã được đi lưu diễn trong rất nhiều năm.
Hình ảnh "người hai đầu" của Pinon
Mademoiselle Gabrielle là một người không có chân và khá nổi tiếng vào những năm 1990
Alice Doherty, đến từ Minneapolis và bị bệnh hypertrichosis khiến cô sinh ra với lông tóc mọc khắp mặt và cơ thể
Charles Tripp, người phi thường không tay, ảnh chụp vào năm 1880
Isaac W. Sprague trong một trận đấu quyền anh với một nghệ sĩ trình diễn khác được gọi là 'Fatso'. Isaac được coi là một trong những 'bộ xương di động' đầu tiên và các nhà sử học nghi ngờ ông bị teo cơ bắp
Bộ xương sống John Battersby và người vợ béo phì của ông, bà Hannah Battersby
Frank Lentini sinh ra nhưng người anh em sinh đôi đã mất khi chưa kịp chào đời và để lại cho cậu bé một chiếc chân thứ 3...
Vào thời đại Victoria, những chương trình kì lạ như vậy đã trở thành một hình thức giải trí phổ biến. Ngay sau đó, một người đàn ông Mỹ đã đặt tên cho những buổi biểu diễn xiếc của mình là "Chương trình vĩ đại nhất trên Trái đất" và đi lưu diễn tại Vương quốc Anh trong những năm 1889 và 1897, số lượng người đến xem thậm chí có lúc lên đến hơn 10.000 người.
Tuy nhiên, nhiều người đã không gây sốc như những lời quảng cáo, vì vậy các chủ sở hữu chương trình đã phải tạo ra những câu chuyện bao quanh mỗi người biểu diễn. Sau này, khi khoa học phát triển và giải thích về các hiện tượng kì lạ bằng đột biến di truyền và bệnh tật, các gánh xiếc "quái vật" bắt đầu suy giảm và biến mất dần, khi người ta bắt đầu thấy thương cảm với các "nghệ sĩ xiếc" thay vì sợ hãi và tò mò như trước kia.
(Theo The Sun)