Ngôi nhà phố có tổng diện tích sử dụng là 30m² với 3 tầng. Mọi người sống trong nhà luôn than phiền về cuộc sống khá chật chội, khó chịu, buồn tẻ của mình. Tường bị ẩm thấp, trần đã bị ngấm nước một phần vào những ngày mưa to gió lớn. Thêm vào đó, những căn phòng chức năng đều thiếu sáng, lộn xộn và chất đầy đồ đạc khiến bất kỳ ai khi bước vào nhà đều cảm thấy ngán ngẩm.
Ngôi nhà phố chật chội nằm ở cuối con hẻm nhỏ.
Ngôi nhà nhỏ xíu nhìn từ trên cao.
Không gian bên trong khá lộn xộn.
Các thành viên trong gia đình.
Một góc nghỉ ngơi với vô số đồ đạc không tên.
Để cải thiện được tình trạng này, chủ nhân của ngôi nhà đã nhờ cậy đến các kiến trúc sư, mong muốn họ sẽ giúp gia đình tạo được tổ ấm đẹp xinh, ấm cúng cho riêng mình với chi phí đầu tư cải tạo, xây dựng có phần hạn chế.
Căn nhà đẹp "lung linh" sau khi cải tạo.
Hiên nhà còn được trang trí với cây xanh.
Không gian học tập của con
Vì bé trai của gia đình đã học tiểu học, cha mẹ cũng mong muốn con được tập trung học hành, thoải mái nhất khi học nên đã cố gắng thiết kế gọn gàng nhất có thể những vật dụng cần thiết cho việc học hành. Để không gian thêm tiện nghi, đủ đầy, chủ nhân của ngôi nhà phố đã thiết kế tủ đựng đồ đặt sát tường. Bàn học được gắn liền với tủ để có thể mở ra khi cần học và gấp lại dọc theo tủ đựng đồ nhằm mang lại sự rộng rãi tối đa cho không gian.
Góc nhỏ bố trí giường ngủ.
Đồng thời là góc học tập xinh xắn cho con.
Nơi nghỉ ngơi
Phòng ngủ chính của ông bà được đặt ngay căn phòng góc của cầu thang. Căn phòng không có nhiều sự đặc biệt từ màu sắc đến cách trang trí. Tuy nhiên, đó lại chính là niềm mong ước của chủ nhà, tiết chế những vật dụng không dùng đến hoặc ít khi dùng đến, giúp cho căn phòng nghỉ ngơi rộng thoáng, ngăn nắp hơn.
Phòng ngủ của bố mẹ được đặt bên cạnh phòng của ông bà. Không gian nghỉ ngơi chỉ vừa đủ việc đặt kệ đựng đồ và giường ngủ.
Phòng ngủ của bố mẹ.
Phòng ngủ vẫn đầy đủ tiện nghi với ti vi treo tường, ánh sáng hắt vào những trung tâm của căn phòng, giúp căn phòng đẹp bình yên, lãng mạn.
Góc nghỉ ngơi của ông bà.
Khu vực ăn uống
Với gia đình gồm 3 thế hệ, việc ăn uống đã trở thành niềm vui khi sau mỗi ngày làm việc vất vả, mọi người được gần gũi nhau hơn, chuyện trò với nhau nhiều hơn. Chính vì vậy, cũng không có gì ngạc nhiên khi góc ăn uống được bố trí tách biệt với các khu vực khác. Phòng ăn được bố trí đơn giản với tủ kèm kệ đựng đồ, bộ bàn ghế gỗ cùng tông màu với tủ kệ tạo vẻ đẹp thanh lịch, gần gũi cho không gian.
Khu vực ăn uống gọn xinh, bắt mắt.
Góc nấu nướng
Góc nấu nướng được đặt ngay cạnh lối vào nhà. Phòng bếp được tận dụng ngay gầm cầu thang lên tầng 2. Cách bố trí hệ thống tủ bếp phía dưới, thêm ánh sáng và vật dụng giúp cho nơi chuẩn bị đồ ăn hàng ngày luôn gọn thoáng, toát lên vẻ hiện đại, tinh tế.
Nơi nấu nướng gọn gàng.
Để tăng nhiệt độ và ánh sáng vào từng góc nhỏ trong ngôi nhà, chủ nhân của tổ ấm này đã mở rộng các khung cửa, bên cạnh là dỡ bỏ bớt một phần mái. Các không gian khi được "tắm" nắng, từng góc nhỏ đẹp quyến rũ và hiện đại, căn phòng cũng vì thế trở nên rộng rãi hơn nhiều so với diện tích thực.
Góc tiếp khách
Góc dành cho những vị khách ghé thăm nhà được đặt bên cạnh khu vực nấu nướng. Mọi người khi đến chơi được ngồi quây quần bên nhau xung quanh bàn trà xinh xắn. Không những thế, khi không có khách, mọi người trong gia đình có thể cùng nhau ngồi ở đây, cùng nhau ăn bữa cơm thân mật, gắn kết tình cảm các thành viên trong gia đình.
Từ hiên nhà bước vào không gian ngập tràn ánh sáng.
Góc phòng khách xinh yêu.