Ngừa mụn ở người trưởng thành - Ảnh 1.

Người trung niên có mụn chủ yếu do bệnh gan, tỳ vị suy yếu kèm theo một số vấn đề về tinh thần và giấc ngủ. Ảnh: Weibo

Mụn trứng cá là biểu hiện của tình trạng viêm nang lông và tuyến bã nhờn trên da. Thanh thiếu niên thường là những người gặp phải tình trạng mụn trứng cá nhiều nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do tuyến bã nhờn và nang lông tiết ra nhiều dầu trong thời kỳ dậy thì, dễ làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây viêm nhiễm. Việc sản xuất nội tiết tố androgen quá mức này sẽ biến mất sau khi nồng độ hormone trong cơ thể ổn định vào giai đoạn trưởng thành. 

Tuy nhiên, ngoài sự mất cân bằng nội tiết tố, mụn trứng cá ở những người trên 30 tuổi còn có thể do các yếu tố khác gây ra. Chẳng hạn như sự sừng hóa bất thường của tuyến bã nhờn có thể khiến lỗ nang lông trở nên nhỏ hơn và hẹp hơn, dẫn đến tắc nghẽn và gây ra mụn trứng cá. Phụ nữ vài ngày trước khi có kinh, hoặc trong khi mang thai có thể bị mụn trứng cá, hoặc người mắc hội chứng buồng trứng đa nang cũng dễ có mụn trứng cá. 

Ngừa mụn ở người trưởng thành - Ảnh 1.

Có một số loại trà thảo mộc như dâu tây, mận đen, táo gai, phục linh... cũng có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giảm mụn nhọt. Ảnh: Weibo

Người sử dụng các sản phẩm chăm sóc da gây kích ứng, dùng corticosteroid, lithium và thuốc chống động kinh, cũng như làm việc quá sức và căng thẳng, chế độ ăn uống không hợp lý, yếu tố di truyền… có thể dẫn tình trạng mụn nhiều như tuổi dậy thì. Mụn trứng cá ở người trưởng thành không chỉ xuất hiện ở mặt mà còn ở những vị trí như hàm dưới, sau tai, ngực và lưng. Thường là một nốt sần lớn có đầu mủ.

Cách điều trị cho những người trưởng thành là trong cuộc sống hàng ngày, bạn nên tránh thức khuya, đảm bảo ngủ đủ giấc, giữ tâm trạng vui vẻ, làm sạch da bằng kem dưỡng dịu nhẹ, tránh sử dụng mỹ phẩm chứa nhiều dầu mỡ, giữ vệ sinh cá nhân tốt và hạn chế ăn kẹo, đồ ngọt, đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng.

theo GMW