Loãng xương là bệnh lý về xương khớp, chỉ tình trạng khối lượng xương thấp và cấu trúc vi mô của xương bị tổn thương, dẫn đến tăng độ giòn của xương và nguy cơ gãy xương. Trong giai đoạn đầu, loãng xương thường không có triệu chứng rõ ràng, và chỉ được phát hiện khi xảy ra gãy xương.

Loãng xương gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng như gãy xương dễ gãy, đau mạn tính, suy giảm khả năng vận động và biến dạng cơ thể. Người bệnh dễ bị gãy xương tại các vị trí như cổ tay, hông và đốt sống, thậm chí chỉ với tác động nhẹ. Đặc biệt, gãy xương hông ở người cao tuổi có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, loét da và viêm phổi, làm tăng nguy cơ tử vong. Loãng xương cũng khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt, suy giảm chất lượng cuộc sống và dễ mắc trầm cảm.

Người béo hay người gầy dễ mắc loãng xương hơn?

Ngoài tuổi tác, chế độ dinh dưỡng và vận động… thì cân nặng cũng là một yếu tố quan trọng quyết định nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Mặc dù nhiều người thường mặc định người béo, thừa cân sẽ có sức khỏe kém và mắc nhiều loại bệnh tật hơn nhưng điều này không đúng với bệnh loãng xương. Thực tế, người gầy dễ mắc bệnh loãng xương hơn người béo.

Người béo và người gầy, ai dễ mắc loãng xương hơn? Câu trả lời đơn giản nhưng ít ai ngờ tới - Ảnh 1.

Người béo hay người gầy dễ mắc loãng xương hơn là thắc mắc của rất nhiều người (Ảnh minh họa)

Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra điều này. Thậm chí, cho thấy rằng thiếu cân làm tăng nguy cơ loãng xương cao hơn nhiều so với các yếu tố nguy cơ khác như không tập thể dục hay hút thuốc.

Một nghiên cứu do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc thực hiện vào năm 2018 cho thấy thiếu cân là một yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra loãng xương. Nguy cơ mắc bệnh ở người thiếu cân tăng đến 482% đối với nam giới và 320% đối với phụ nữ.

Nghiên cứu năm 2020 của Mỹ trên 8.000 phụ nữ và nam giới ở độ tuổi trung niên và cao tuổi chỉ ra người có BMI dưới 18.5 có nguy cơ gãy xương cao hơn 30% so với những người có BMI bình thường. Nghiên cứu năm 2022 của Đại học Edinburgh (Anh) cũng cho thấy chỉ số BMI thấp có nguy cơ loãng xương và tử vong do gãy xương cao hơn. Đặc biệt là ở phụ nữ.

Tại sao người gầy dễ mắc loãng xương hơn người béo?

Có nhiều nguyên nhân khiến người gầy, đặc biệt là người thiếu nhiều cân dễ gãy xương hơn. Có thể để đến như:

- Cân nặng có mối liên hệ chặt chẽ với mật độ xương, trong đó cân nặng quá thấp làm giảm khả năng bảo vệ xương khỏi tổn thương.

- Người thiếu cân thường tiêu thụ ít thức ăn, dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng như canxi và vitamin D. Đây vốn là những thành phần quan trọng giúp duy trì sức khỏe của xương.

- Phụ nữ thiếu cân có tỷ lệ mỡ thấp, làm giảm nồng độ estrogen - một hormone quan trọng cho sức khỏe xương. Nồng độ estrogen thấp có thể làm giảm mật độ xương, gia tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.

Tuy nhiên, mặc dù những người gầy có nguy cơ loãng xương cao hơn nhưng người béo cũng không phải là không có nguy cơ. Các yếu tố như viêm mãn tính, rối loạn hormone và chế độ dinh dưỡng kém có thể khiến họ cũng có nguy cơ mắc loãng xương.

Người béo và người gầy, ai dễ mắc loãng xương hơn? Câu trả lời đơn giản nhưng ít ai ngờ tới - Ảnh 2.

Vận động thường xuyên là cách đơn giản nhưng hiệu quả để cả người béo và người gầy cải thiện vóc dáng, phòng bệnh loãng xương (Ảnh minh họa)

Vì vậy, cả người béo và người gầy đều cần chú ý đến sức khỏe xương và thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Quan trọng nhất là nên điều chỉnh cân nặng, duy trì mức BMI hợp lý để bản thân không quá béo hoặc quá gầy. Bên cạnh đó là vận động đều đặn, ăn uống đủ chất - nhất là các chất quan trọng với xương như canxi, vitamin D… Tránh xa thuốc lá, uống ít rượu bia, quản lý căng thẳng tốt hơn.

Nguồn và ảnh: Aboluowang, Healthline