Bác sĩ Lưu đã làm việc trong ngành chỉnh hình được 30 năm tại một bệnh viện Tim mạch ở Trung Quốc và có danh tiếng lâu đời. Trong sự nghiệp khám chữa bệnh của mình, ông gặp rất nhiều ca bệnh khác nhau, một trong số đó là trường hợp bệnh nhân nam ngoài 50 tuổi. Chia sẻ trên các trang truyền thông Trung Quốc, BS Lưu cho biết, ngày hôm đó, bệnh nhân bị gãy tay đến phòng khám của ông.
Theo kinh nghiệm của mình, bác sĩ Lưu quan sát ảnh chụp X-quang của bệnh nhân và nghi ngờ rằng vết gãy là do loãng xương. Sau đó, ông đề nghị bệnh nhân nên kiểm tra mật độ xương. Đúng như dự đoán, mật độ xương của anh này rất thấp.
Bệnh nhân họ Lý, 52 tuổi. Anh Lý thường đi câu cá và đi dạo khắp nơi khi rảnh rỗi. Với mục đích tập thể dục, anh đã hẹn với một số người bạn tốt để đi leo núi. Khi đang xuống núi, vô tình trượt chân và ngã. Anh nhanh chóng dùng tay chống xuống đất nhưng không ngờ tay lại bị gãy. Sau khi đến viện khám, anh mới biết mình bị loãng xương. Anh Lý hiển nhiên không thể chấp nhận sự thật này vì anh không giống những người cùng lứa lười biếng. Anh rất chăm đi dạo, tập thể dục, không hút thuốc, uống rượu hay ăn uống bừa bãi. Vậy sao anh lại bị loãng xương?
Tại sao tôi vẫn bị loãng xương dù tập thể dục thường xuyên? Bác sĩ đã trả lời thế này
Bác sĩ Lưu kiên nhẫn xoa dịu cảm xúc của anh Lý và tiếp tục tìm hiểu một số thói quen hàng ngày của anh. Sau đó, BS Lưu mới nhận ra rằng cái gọi là "thói quen chăm tập thể dục" của anh thực ra là tập không đúng chút nào. Anh Lý nói rằng anh chăm chỉ đi bộ ít nhất một giờ mỗi ngày và coi đó là tập thể dục. Nhưng thực tế là anh ấy đang đi bộ quá chậm rãi nên không thực sự có nhiều tác dụng.
BS Lưu cũng nhắc nhở những người trung niên và người già rằng nếu muốn tập thể dục bằng cách "đi bộ" thì không nên đi bộ chậm như anh Lý mà cần thay đổi phương pháp tập luyện, tăng tốc độ và tăng phạm vi vận động. Mọi người nên chuyển từ đi bộ chậm sang đi bộ nhanh hoặc chạy bộ chậm.
Bởi vì chỉ bằng cách tăng cường tần suất hoạt động, chúng ta mới có thể kích thích các tế bào xương ở một mức độ nhất định và tăng cường hoạt động của xương cũng như tính linh hoạt của khớp. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới thực sự tăng cường sức khỏe cho cơ thể, tăng khả năng giữ thăng bằng và giảm thiểu tình trạng té ngã.
Thói quen tốt giúp ngăn ngừa loãng xương
BS Lưu cũng cho biết: Bệnh loãng xương là không thể khắc phục được. Tuân thủ hai thói quen tốt dưới đây có thể giúp bạn ngăn ngừa loãng xương:
1. Chú ý vào việc bổ sung dinh dưỡng cho xương
Đối với người trung niên và người cao tuổi, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng đương nhiên không tốt bằng người trẻ. Chất dinh dưỡng bị mất đi nhanh chóng nên họ phải kiên trì bổ sung chất dinh dưỡng cho xương hàng ngày để giảm bớt tình trạng loãng xương. Trên cơ sở chế độ ăn uống hợp lý, các chất dinh dưỡng tạo xương có thể được bổ sung hợp lý.
2. Ngủ đủ giấc
Có một cách rẻ hơn để hồi phục xương, đó là ngủ đủ giấc. Điều này là do bản thân xương có thể được xây dựng lại và sửa chữa. Ban đêm là thời kỳ vàng để xương phục hồi. Xương hoạt động cả ngày và chỉ có thể nghỉ ngơi vào ban đêm.
Vì vậy, để xương chắc khỏe, tất cả chúng ta phải ngủ đủ giấc. Nếu bạn thường xuyên thức khuya và ngủ không đủ giấc sẽ phá hủy quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng khác nhau của cơ thể trong khi ngủ, gây rối loạn nội tiết, gây bất lợi cho quá trình phục hồi xương, từ đó làm tăng khả năng mắc bệnh loãng xương.
Mặc dù bệnh loãng xương không thể hồi phục được nhưng nó có thể phòng ngừa và kiểm soát được. Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng, duy trì giấc ngủ, tập thể dục đều đặn, bạn cũng cần đến bệnh viện để khám sức khỏe định kỳ. Khuyến cáo khi lớn tuổi bạn nên đến bệnh viện kiểm tra mật độ xương hàng năm để hiểu rõ tình trạng của bản thân và có biện pháp kiểm soát tình trạng tốt hơn.