Ông Trần (60 tuổi, Trung Quốc) bị mỡ máu cao, huyết áp cao, vòng 2 to nhưng vì không muốn sử dụng thuốc nên đã chọn cách tập luyện nâng cao sức khỏe. Người đàn ông này lên kế hoạch đi bộ 10.000 bước/ngày bất kể thời tiết nắng mưa vì nghe nói đây là cường độ tập luyện tốt cho thể lực, giúp kéo dài tuổi thọ.

photo-1721313449052

Tuy nhiên ông Trần mới đi bộ được 2 tuần đã có biểu hiện chóng mặt, tức ngực, đau dữ dội ở khớp gối và mắt cá chân khi đi lại. Người nhà đưa ông đến bệnh viện điều trị. Bác sĩ chẩn đoán người đàn ông 60 tuổi đã bị viêm khớp gối, nguyên nhân do vận động quá mức gây áp lực lớn cho khớp gối cùng với việc xương khớp bị thoái hóa do tuổi tác.

Viêm khớp gối rất dễ mắc ở người sau 60 tuổi, thường xuyên lao động nặng, người thừa cân, béo phì, ít vận động hoặc người có tiền sử gia đình bị bệnh, người từng bị chấn thương gối… Triệu chứng viêm khớp gối bao gồm những cơn đau khớp tăng dần, khớp gối sưng đỏ, cứng khớp, khớp gối phát ra âm thanh lạo xạo,…

photo-1721313487222

Theo bác sĩ Lưu Quân, Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), đi bộ là bài tập tốt cho sức khỏe nhưng cường độ cần điều chỉnh để phù hợp với thể trạng, tuổi tác và điều kiện của người tập luyện.

Đi bộ quá nhiều, chọn quãng đường quá dài, đi trong thời gian quá lâu đều dẫn dây chằng ở chân cũng luôn trong tình trạng căng thẳng, dẫn đến đau nhức, phù nề, viêm xương khớp... Việc đặt mục tiêu quá sức khi đi bộ nói riêng, tập luyện thể thao nói chung sẽ phản tác dụng, gây hại cho đầu gối, mắt cá chân, bàn chân và thậm chí ảnh hưởng đến tim mạch.

Bác sĩ Lưu Quân nhấn mạnh người cao tuổi cần chú ý đến an toàn khi tập thể dục, tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định phương pháp tập luyện và bài tập phù hợp dựa trên kết quả khám sức khỏe.

4 bài tập tốt cho sức khỏe, an toàn cho người cao tuổi

Đi bộ 6.000 bước‏

Đi bộ là hoạt động ít rủi ro và dễ dàng thực hiện, giúp duy trì sức khỏe tim mạch, tăng cường cơ bắp và tốt cho xương khớp nếu đi với cường độ vừa đủ. Nhiều người lầm tưởng rằng phải đi bộ 10.000 bước mỗi ngày mới mang lại lợi ích cho sức khỏe. Trên thực tế, nghiên cứu từ Đại học Massachusetts tại Amherst (Mỹ) cho thấy mọi người chỉ cần đi bộ từ 6.000 bước mỗi ngày là có thể giảm 54% nguy cơ tử vong sớm ở người trên 60 tuổi.

Cầu lông

Người đàn ông 60 tuổi đi bộ 10.000 bước/ngày, tưởng tốt cho sức khỏe, kéo dài tuổi thọ nhưng mới 2 tuần đã phải nhập viện- Ảnh 3.


Một nghiên cứu từ Đại học Sydney (Úc) dựa trên khảo sát sức khỏe của những người có độ tuổi trung bình là 51 cho thấy chơi các môn thể thao dùng vợt như cầu lông, tennis,... giúp giảm 47% nguy cơ tử vong so với việc không tập. Các nhà khoa học đánh giá bộ môn dùng vợt giúp toàn bộ cơ thể vận động, thay vì chỉ tác động lên tim, phổi và chân như khi chạy bộ.

Bơi lội

Bơi lội giúp tăng cường cơ bắp, giảm căng thẳng, có lợi cho tâm trạng và tinh thần, giảm triệu chứng thoái hóa cột sống, tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật đồng thời cải thiện giấc ngủ. Nghiên cứu của ĐH Sydney (Úc) cũng cho thấy bơi lội giúp giảm 28% nguy cơ tử vong ở những người thuộc độ tuổi trung niên. ‏‏

Yoga

Người đàn ông 60 tuổi đi bộ 10.000 bước/ngày, tưởng tốt cho sức khỏe, kéo dài tuổi thọ nhưng mới 2 tuần đã phải nhập viện- Ảnh 4.

Yoga giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, cải thiện sức khỏe tinh thần. Các kỹ thuật thư giãn của yoga rất có lợi cho hệ tuần hoàn, ngăn ngừa đột quỵ, đau tim và cục máu đông. Bộ môn này còn hỗ trợ ngăn ngừa loãng xương, cải thiện giấc ngủ và khả năng giữ thăng bằng, tránh việc té ngã - một nguyên nhân phổ biến gây tử vong ở người cao tuổi.