Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng thận là nền tảng của sự sống. Thận duy trì chức năng bình thường của cơ thể, giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, bài tiết độc tố. Phái mạnh thường rất chú trọng đến việc bổ thận tráng dương như một cách thể hiện bản lĩnh. 

Bao lâu nay, hàu vốn được coi là thần dược giúp cánh mày râu tăng cường sinh lực. Tuy nhiên thực hư của điều này như thế nào? Hãy cùng đọc trải nghiệm của người đàn ông Trung Quốc dưới đây.

Tờ Toutiao đưa tin về câu chuyện của một người đàn ông họ Trương (50 tuổi, người Trung Quốc). Gần đây, ông Trương cảm thấy cơ thể mệt mỏi, lại thêm bị bạn bè trêu chọc rằng "Liệu có bị suy thận không?". Vì vậy ông quyết định ăn hàu mỗi ngày để giúp cường dương và bổ thận.

Như vậy là suốt 6 tháng, ngày nào người đàn ông này cũng thưởng thức một con hàu. Tuy nhiên hiệu quả không tốt như ông tưởng tượng. 

Tác dụng bổ thận tráng dương đâu không thấy mà chỉ thấy bản thân bị đau khớp, tiểu khó. Khi ông Trương đi khám tại bệnh viện, bác sĩ cũng phải bất ngờ vì hàm lượng axit uric đang ở mức quá cao. Hàm lượng axit uric của người khỏe mạnh thường dưới 380 μmol/L. Thế nhưng của ông Trương đã lên đến 680 μmol/L. Có nguy cơ lớn mắc bệnh gút, cần phải điều trị tích cực. 

6acbdb527bcf4503ba37df0af41c5018~noop.jpeg

Tác dụng bổ thận tráng dương đâu không thấy, ông Trương chỉ thấy bản thân bị đau khớp, tiểu khó sau 6 tháng đều đặn ăn hàu.

Theo ghi chép trong sách cổ "Bản thảo cương mục" của thần y Lý Thời Trân, hàu đúng là có tác dụng tráng dương, thích hợp với người thận bất túc. Bởi vì hàu chứa nhiều kẽm nên có thể tăng hàm lượng tinh trùng. Đồng thời có tác dụng cường dương, bổ thận.

Tuy nhiên, hàu cũng chỉ là một loại thực phẩm, không thể dùng làm thuốc bổ thận khí. Hơn nữa hàu là một loại hải sản, hàm lượng purin trong đó tương đối cao. Nếu ăn quá nhiều sẽ làm tăng axit uric, tăng nguy cơ phát triển bệnh gút.

a57e75226aaf433d9e5036547540bcdd~noop.jpeg

Ngoài ra, hàu có chứa hàm lượng cholesterol tương đối cao. Như vậy cũng sẽ làm tăng gánh nặng cho mạch máu, sẽ gây ảnh hưởng tương đối lớn đến cơ thể. Vì vậy ông Trương liên tục ăn hàu trong suốt nửa năm chắc chắn hại nhiều hơn lợi.

Ths.BS Phan Chí Thành (Khoa khám bệnh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương), cho biết hàu là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Trong y học cổ truyền, ăn hàu giúp tráng dương, bổ tinh, dưỡng huyết, có thể chữa mất ngủ...

Tuy nhiên nếu ăn hàu quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng thừa kẽm. Gây buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy, đắng miệng. Hơn nữa, tiêu thụ quá nhiều hàu còn gây tăng lượng cholesterol, dẫn đến nguy cơ cao mắc các căn bệnh nguy hiểm như tim mạch, huyết áp, đột quỵ.

Bí quyết để thận khỏe

1. Chế độ ăn để bổ thận: Trong bữa ăn hàng ngày nên tăng cường các thực phẩm có tác dụng bổ thận như thịt nạc, trứng, đậu đen, mộc nhĩ, long nhãn… 

Ăn thực đơn có dược liệu như gà hầm kỷ tử, đuôi bò hầm địa hoàng có tác dụng bổ thận tốt.

d871afe946ea455a91c02544d7855580~noop.jpeg

2. Tập thể dục để tăng cường sinh lực cho thận: Các bài tập thể dục như đi bộ, Thái cực quyền, yoga... có thể tăng cường chức năng thận.

3. Thuốc bắc bổ thận: Thuốc bắc là một phương pháp thường được sử dụng trong y học cổ truyền để bổ thận. Tuy nhiên cần có sự tư vấn kỹ lưỡng của bác sĩ Đông y.

4. Phục hồi tinh thần: Duy trì thái độ tốt có thể giảm bớt gánh nặng cho thận và tăng cường sức khỏe của thận. Chẳng hạn như các hoạt động giải trí thư giãn, nghe nhạc và thưởng thức cảnh đẹp.

5. Giữ gìn sức khỏe và thận: Xây dựng thói quen sinh hoạt tốt như kiểm tra thận thường xuyên, tránh thức khuya, bỏ thuốc lá và uống rượu. Hơn nữa, cần duy trì chế độ làm việc và nghỉ ngơi điều độ sẽ giúp thận khỏe mạnh.