Đột tử khi tắm, đột tử khi ngủ hay khi làm việc... không còn quá xa lạ trong cuộc sống hiện tại. Áp lực công việc, học tập của con người ngày càng cao, nếu không biết cân bằng thì ngay cả tính mạng cũng bị đe dọa. Và "đột tử" chính là một trong số những kết quả đáng tiếc.
Trong vài năm trở lại đây, tỉ lệ đột tử ở bất kì quốc gia nào cũng có xu hướng gia tăng. Nó như "sát thủ vô hình" rình rập, lấy đi tính mạng con người bất cứ khi nào. Các trường hợp đột tử được chia sẻ nhiều hơn trên các kênh thông tin truyền thông. Đi kèm với đó là những khuyến cáo giúp người ta biết cách chăm sóc sức khỏe của mình tốt hơn.
Người đàn ông 51 tuổi bị đột tử khi tắm
Như gần đây, một trường hợp bệnh nhân nam 51 tuổi tại Trung Quốc bị đột tử do nhồi máu não khi đang tắm được chia sẻ rộng rãi.
Anh Lý là một tài xế taxi làm việc 12 giờ một ngày. Hôm ấy, ngay khi về đến nhà, anh vội vàng đi tắm để nghỉ ngơi. Nhưng đúng lúc này, vợ anh nghe thấy tiếng động lớn từ nhà tắm. Chị vội chạy ra mở cửa thì thấy chồng nằm bất tỉnh dưới sàn.
Vợ anh hốt hoảng đưa chồng đến bệnh viện cấp cứu nhưng kết quả chụp CT cho thấy vùng não bị nhồi máu diện rộng. Mặc dù các bác sĩ đã cố gắng hết sức để cấp cứu nhưng cuối cùng họ không thể cứu vãn. Anh Lý đã bị đột tử khi tắm.
Đột tử là biến cố tim ngừng đập đột ngột không báo trước. Trong đó đột tử do tim là hay gặp nhất. Khi xảy ra, tim ngừng đập đột ngột, ngừng cung cấp máu, máu không lưu thông được đến các cơ quan trong cơ thể dẫn đến thiếu máu cục bộ, thiếu oxy các cơ quan quan trọng như não, dẫn đến người bệnh tử vong.
Còn đột tử không do tim là cái chết gây ra bởi các bệnh khác, chẳng hạn như bệnh nhân thường bị xuất huyết não, cao huyết áp, thuyên tắc phổi...
Tại sao có thể bị đột tử khi tắm?
Tắm là một hoạt động thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Theo bác sĩ Phương Bình, Phó trưởng Khoa Tim mạch của Trung tâm Y tế số 1 Bệnh viện Đa khoa Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, thói quen tắm đúng cách cũng rất quan trọng. Tắm không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nhồi máu não nhưng thói quen tắm sai cách có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu não, gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí đột tử khi tắm như ông Lý.
Dưới đây là 3 yếu tố gây ra đột tử khi tắm mà mọi người cần biết để tránh:
1. Tắm không đúng thời điểm
Buổi sáng sau khi ngủ dậy không nên tắm ngay. Lúc này huyết áp tăng cao gọi là "huyết áp đỉnh buổi sáng", nếu bệnh nhân tắm ngay có thể gây tai biến. Không nên tắm ngay sau khi đổ mồ hôi hoặc vận động mạnh. Lúc này tim đập nhanh, máu chảy rất nhanh có thể gây nguy hiểm chết người. Nguy cơ đột tử khi tắm cũng có thể xảy ra.
2. Tắm quá lâu
Tắm trong thời gian dài sẽ làm giãn các mao mạch trên da, do đó lượng máu cung cấp cho não sẽ giảm đi tương đối. Tình trạng này dẫn đến tình trạng thiếu oxy máu tạm thời lên não, đồng thời gây co thắt động mạch vành, thúc đẩy sự hình thành của huyết khối. Thậm chí gây rối loạn nhịp tim nghiêm trọng và đột tử.
3. Nhiệt độ nước tắm quá cao hoặc quá thấp
Theo tiến sĩ Nityanand Tripathi, giám đốc và trưởng đơn vị - tim mạch và điện sinh lý tại Bệnh viện Fortis, Shalimar Bagh, nhiệt độ nước quá lạnh, quá nóng cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định.
Tắm nước quá nóng dễ gây thiếu oxy. Hơn nữa, nhiệt độ nước quá nóng sẽ khiến cơ thể con người tiết ra nhiều mồ hôi. Điều này sẽ làm tăng độ nhớt của máu và làm chậm quá trình lưu thông máu và đột tử khi tắm. Trong khi đó, tắm nước quá lạnh dễ gây các bệnh về tim mạch, mạch máu não.
Để tránh nhồi máu não do tắm, chúng ta nên hình thành thói quen tắm lành mạnh, chú ý kiểm soát nhiệt độ và thời gian của nước, tránh mệt mỏi quá mức. Trước khi tắm, bạn nên vận động nhẹ để làm nóng cơ thể, đồng thời nên dành thời gian nghỉ ngơi sau khi tắm để cơ thể được thư giãn hoàn toàn.
Ngoài ra, nếu có bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính thì nên tắm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột tử, hãy đi khám và điều trị kịp thời
Một số bệnh nhân trước khi đột tử, kể cả đột tử khi tắm, thường có các triệu chứng khác nhau. Cụ thể như sau:
- Nhịp tim chậm: Nhịp tim quá chậm, trong trường hợp nghiêm trọng sẽ gây ngừng tim và đột tử. Đặc biệt đối với người già, nhịp tim thường chậm hơn so với người trẻ, vì vậy người già nên kiểm tra nhịp tim thường xuyên.
- Mệt mỏi về thể chất: Nếu không vận động hoặc làm việc quá sức mà cơ thể cảm thấy mệt mỏi, xuất hiện các triệu chứng như mất ngủ, hồi hộp thì bạn nên cảnh giác. Đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm cơ tim. Viêm cơ tim dễ gây suy tim cấp, nếu không được cấp cứu kịp thời rất dễ đột tử.
- Tức ngực và đánh trống ngực: Khó thở đột ngột, tức ngực và đau ngực là dấu hiệu cảnh báo hồi máu cơ tim cấp tính có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
- Tay chân tê bì: Khi chân tay tê bì, yếu ớt, nói không rõ ràng, hãy cảnh giác với sự xuất hiện của đột quỵ.
- Đổ nhiều mồ hôi: Nếu bạn đổ mồ hôi đầm đìa trong một khoảng thời gian thì nên cảnh giác với sự xuất hiện của nhồi máu cơ tim, dễ đột tử.
Theo Sina, Sohu, Indianexpress