Ông Trương 40 tuổi, sinh sống và làm việc tại thành phố Hàng Châu (Trung Quốc), hiện ông đang sống một mình. Một ngày vào buổi tối, ông Trương cảm thấy cơ thể không khỏe, còn buồn nôn, nôn ói và thậm chí không thể đi tiểu, ông đã cố gắng chịu đựng đến ngày hôm sau mới gọi điện cho người thân trong gia đình.

Sau đó, ông Trương được đưa đến Bệnh viện nhân dân số 1 thành phố Hàng Châu để cấp cứu. Bác sĩ Trương Điền, Khoa Cấp cứu, người điều trị chính cho ông Trương nói, khi đến viện tinh thần của bệnh nhân rất kém, sau khi trả lời được vài câu hỏi đơn giản ông đã bất tỉnh. Kết quả báo cáo kiểm tra, cho thấy ông Trương bị suy gan thận, rối loạn nghiêm trọng chức năng đông máu.

m1

Sau khi nghe người thân trong gia đình của ông Trương nói, bác sĩ biết rằng, nguyên nhân là do ông Trương ăn mộc nhĩ ngâm qua đêm dẫn đến bị ngộ độc BKA (Bongkrekic axit, BA).

Sau khi tìm hiểu bác sĩ được biết, ông Trương bình thường có sức khỏe tốt, buổi tối trước một ngày nhập viện ông Trương đã ăn mộc nhĩ xào và rau xanh, bản thân ông Trương cho rằng, do rau xanh không sạch mới dẫn đến tình trạng chóng mặt, buồn nôn, nhưng ông không ngờ ngày hôm sau tình trạng khó chịu trong cơ thể ngày càng nghiêm trọng, lúc này mới đến bệnh viện. Sau khi nghe người thân trong gia đình của ông Trương nói, bác sĩ biết rằng, nguyên nhân là do ông Trương ăn mộc nhĩ ngâm qua đêm dẫn đến bị ngộ độc BKA (Bongkrekic axit, BA).

Cuối cùng, ông Trương ngay lập tức được đưa đến Khoa ICU để tiến hành thay huyết tương, đồng thời tiến hành điều trị khôi phục chức năng nội tạng. Trước mắt tình trạng sức khỏe của ông Trương đã thoát khỏi nguy hiểm.

Tại sao mộc nhĩ ngâm qua đêm lại gây hậu quả nghiêm trọng như vậy?

m2

Loại chất độc này được sản sinh chủ yếu ở các loại thực phẩm bột ngô lên men, mộc nhĩ trắng tươi biến chất, mộc nhĩ đen ngâm quá lâu. Ngoài ra, bột gạo nếp, bộ khoai tây, tinh bột khoai lang bị nấm mốc… đều có chứa loại vi khuẩn này. 

Vì vậy, các thực phẩm sau khi bị biến chất vạn lần không được sử dụng. Nếu vô tình ăn phải những loại thực phẩm này, và có các triệu chứng khó chịu ở bụng, nôn thì cần kịp thời đến bệnh viện.

Một số lưu ý phòng ngừa ngộ độc thực phẩm:

1. Không sử dụng ngô các nguyên liệu thô khác đã bị mốc. Khi ngâm ngũ cốc cần phải thay nước thường xuyên. Trước khi sử dụng, cần phải ngửi xem mùi vị có khác thường hay không. Các loại ngũ cốc khi được nghiền cần phải bảo quản tốt, để ở nơi thoáng mát, chống ẩm ướt, giữ gìn vệ sinh tránh ô nhiễm.

2. Mộc nhĩ đen trong quá trình sơ chế, tốt nhất bạn nên dùng nước đun sôi để cho ấm lại rồi ngâm mộc nhĩ giúp rút ngắn thời gian, giảm cơ hội vi khuẩn xâm nhập vào mộc nhĩ và chỉ ngâm trong khoảng 3 - 4 giờ.

m3

Mộc nhĩ đen trong quá trình sơ chế, tốt nhất bạn nên dùng nước đun sôi để cho ấm lại rồi ngâm mộc nhĩ giúp rút ngắn thời gian, giảm cơ hội vi khuẩn xâm nhập vào mộc nhĩ và chỉ ngâm trong khoảng 3 - 4 giờ.

Bạn cũng có thể thêm một ít muối để giúp mộc nhĩ nhanh mềm, thường thời gian ngâm rút ngắn lại chỉ còn khoảng 30 phút. Chú ý, sau khi ngâm, những phần nào trên mộc nhĩ vẫn "co chặt" mà không có hiện tượng nở mềm thì nên bỏ đi.

Mỗi lần sử dụng không nên ngâm quá nhiều mộc nhĩ, sau khi ngâm và rửa sạch thì nên sử dụng luôn, không được để mộc nhĩ quá lâu tránh sản sinh chất độc. Mộc nhĩ tươi và khô khi đã biến chất thì tuyệt đối không nên ăn.

3. Nếu sản phẩm ngũ cốc được bảo quản không đúng cách hoặc để thời gian quá lâu, rất dễ sản sinh chất độc. Mặc dù sau khi làm nóng ở nhiệt độ cao, nhưng nó vẫn có thể gây ngộ độc thực phẩm. Tốt nhất sau khi mua thực phẩm nên sử dụng luôn trong ngày.

(Nguồn: Sohu)