Tọa lạc ở Shibuya-ku, Tokyo, ngôi nhà thuộc khu vực của những gia đình giàu có, khá yên tĩnh và thuận tiện cho cuộc sống riêng từ. Công trình kiến trúc này được thiết kế bởi một trong những kiến trúc sư có ảnh hưởng nhất Nhật Bản thời hiện đại, Sugawara Ichi. Sau khi công trình được hoàn thiện vào năm 1976, người đàn ông này đã mua lại và quyết định giữ nguyên hiện trạng và chuyển đến sinh sống.
Ngôi nhà xây thô được giữ nguyên hiện trạng.
Không gian nhìn từ bên ngoài.
Ngôi nhà ngập tràn ánh sáng tự nhiên.
Căn biệt thự rộng 150m2 được chia là 3 tầng. Không gian giữ lại phần thô, không trang trí nội thất. Vì thế nếu nhìn từ bên ngoài, ngôi nhà có vẻ hoang sơ và lạnh lẽo nhưng nội thất bên trong lại vô cùng đơn giản và ấm cúng.
Vào những năm 70, Otsuka đã đi tìm để mua một căn nhà mới ở Tokyo. Không gian cần phù hợp với cuộc sống của vợ chồng, một con trai lớn và hai con gái bước vào tuổi thiếu niên.
Vì là nhiếp ảnh gia nên ông cần có một phòng tối và một studio.
Vì thế, khi ngôi nhà được hoàn thành việc xây thô và rao bán, ông đã nhanh chóng mua lại và cùng các thành viên trong gia đình mình chuyển đến sống ở đây.
Các thế hệ sau của chủ nhà đầu tiên.
Ngôi nhà cách khu thương mại sầm uất của Tokyo chưa đến nửa giờ lái xe. Vì thế, đây được xem là khu vực khá tiện ích, yên tĩnh.
Từ bên ngoài xây thô. Bên trong được ông giữ nguyên các cột, kèo bằng bê tông, chọn cách lát sàn gỗ ấm cúng.
Không gian đơn giản, bình dị.
Ngập tràn ánh sáng.
Mọi góc nhỏ đều xanh tươi cây cối.
Hiện tại, chủ sở hữu đầu tiên của gia đình đã qua đời. Con trai là Otsuka Tetsuo cũng đã gần 60 tuổi. Ông sống cùng với vợ, mẹ và hai cô con tại ngôi nhà này. Ông cũng quyết định giữ nguyên hiện trạng, không gian vẫn thân thuộc và gần gũi sau nhiều năm.
Phòng bếp được bố trí nơi nhiều ánh sáng tự nhiên. Mọi không gian chức năng đều giữ nguyên được vẻ thô mộc. Không sử dụng nhiều màu sắc và nội thất cho việc thiết kế. Họ yêu thích những gam màu đơn giản. Vì thế, mỗi góc chức năng đều bừng sáng với tông giản dị và ấm cúng nhất.
Không gian bếp.
Góc bàn ăn liền kề phòng khách.
Khu vực chức năng tiện dụng.
Góc bếp hiện đại, gọn thoáng.
Phòng khách được bố trí theo phong cách Nhật, đơn giản và thuận tiện cho cuộc sống sinh hoạt của gia đình.
Mỗi góc nhỏ chủ yếu được sử dụng chất liệu gỗ, tre, mây để tăng thêm tính kết nối với thiên nhiên xung quanh.
Điểm nhấn từ cây xanh.
Mây tre tạo vẻ đẹp bình dị, thân thiện.
Cầu thang lên phòng ngủ.
Phòng ngủ được bố trí trên tầng 2 và tầng 3. Mỗi không gian chức năng đều có vẻ đẹp riêng. Sự phân chia khéo léo của từng khu vực giúp cho mọi người sinh sống cùng nhau được thuận lợi và vui vẻ.
Không gian nghỉ ngơi.
Căn nhà với sự thô mộc từ kiến trúc này đã giúp mọi người luôn có cảm giác gần gũi và yêu quý tổ ấm của mình.
Căn nhà trở thành chốn đi về thân yêu nhờ vào tình cảm gắn bó của mọi người với nhau, dựa vào tình yêu của mọi người dành cho ngôi nhà thay vì bằng sự chăm chút và trang trí cầu kỳ không gian sống.