Gần đây theo báo cáo, có người cho rằng nuốt hạt cam có tác dụng nhuận tràng và có thể hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng có trong nó. Tuy nhiên, có người sau khi nuốt lượng lớn hạt cam đã bị tắc nghẽn đường ruột và suýt mất mạng.
Anh Ngô ở Vũ Hán, gần đây cảm thấy đường ruột khó chịu nên đã đến bệnh viện kiểm tra. Sau khi kiểm tra, bác sĩ Khưu Văn Thăng, trưởng khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Vũ Hán phát hiện trong đường ruột của anh Ngô có rất nhiều chất khí. Sau khi hỏi nguyên nhân được biết, anh Ngô khi ăn cam, nghe nói hạt cam có rất nhiều tác dụng, giúp nhuận tràng, làm đẹp, bổ sung vitamin, do đó anh đã nuốt một lượng lớn hạt cam.
Anh Ngô khi ăn cam, nghe nói hạt cam có rất nhiều tác dụng, giúp nhuận tràng, làm đẹp, bổ sung vitamin, do đó anh đã nuốt một lượng lớn hạt cam.
Nguy hiểm hơn nữa nếu như anh Ngô không tới bệnh viện kịp thời, đường tiêu hóa của anh có nguy cơ bị hoại tử, thiếu máu cục bộ hoặc gây chảy máu dạ dày, đe dọa tính mạng.
Bác sĩ Khưu cũng giải thích rằng sau khi bị đầy hơi, phân không thể thải ra ngoài gây nên táo bón. Táo bón kéo dài sẽ gây tắc nghẽn, phù nề niêm mạc ruột, gây hoại tử nghiêm trọng, dẫn tới tắc ruột cấp tính.
Hạt cam có ăn được không?
Cam là một loại hoa quả rất tốt cho sức khỏe. Cam có vị chua chua ngọt ngọt và mọng nước, cam giàu vitamin C và axit hữu cơ và là loại trái cây được nhiều người yêu thích. Bình thường nhiều người khi ăn cam là loại bỏ vỏ cam, bỏ hạt cam và chỉ ăn thịt cam, nhưng một số người lại ăn nhiều hạt cam. Tại sao lại như vậy?
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, hạt cam có tác dụng trong việc giảm đau, giảm ho, cải thiện ợ hơi, đau lưng và lưu thông khí huyết. Tuy nhiên, do phần bên ngoài của hạt cam có lớp vỏ cứng nên cơ thể con người không thể tiêu hóa nó khi ăn trực tiếp, có thể gây tắc nghẽn đường ruột.
Do phần bên ngoài của hạt cam có lớp vỏ cứng nên cơ thể con người không thể tiêu hóa nó khi ăn trực tiếp, có thể gây tắc nghẽn đường ruột.
Do vậy, trước khi dùng hạt cam, cần phải rửa sạch và phơi khô, sau đó rang hạt cam trên bếp lửa nhỏ. Cuối cùng xay nhuyễn thành bột và cho vào hộp kín dùng dần. Mỗi ngày, bạn có thể hoà 3 – 5 g bột hạt cam cùng với nước lọc rồi uống sau mỗi bữa ăn.
Một số loại hạt trái cây khi ăn cũng có thể gây hại cho sức khỏe
Không phải hạt của trái cây nào cũng tốt cho cơ thể, chỉ những loại hạt nhỏ, mềm thường gắn liền với phần thịt quả như hạt cà chua, hạt thanh long,… dạ dày mới có thể hấp thụ. Các hạt của những loại trái cây khác thậm chí có thể gây tổn hại sức khỏe.
Hạt nho: Chúng ta thường nghe thấy chiết xuất hạt nho, dầu hạt nho, các sản phẩm tốt cho sức khỏe từ hạt nho... Mặc dù hạt nho có chứa chất dinh dưỡng, nhưng chỉ chứa một lượng nhỏ. Ngoài ra, hạt nho có vị chát, đó là do sự hiện diện của axit tannic, có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ protein nếu tiêu thụ trong một thời gian dài.
Mặc dù hạt nho có chứa chất dinh dưỡng, nhưng chỉ chứa một lượng nhỏ.
Hạt táo và lê: Hạt của táo và lê có khả năng chuyển thành chất độc xyanua khi bị nghiền nát. Mỗi cân hạt táo/lê chứa khoảng 700 miligram hydrogen cyanide. Nếu ăn liên tục 25 lõi táo hoặc lê, có thể tử vong do ngộ độc xyanua.
Ở liều thấp, nó gây mệt mỏi, buồn nôn, choáng váng… Còn ở liều cao, chất độc này làm rối loạn hô hấp, hạ huyết áp, đau đầu, hôn mê, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.Để an toàn, tốt nhất bạn nên bỏ hạt trước khi ăn, đặc biệt khi cho trẻ nhỏ ăn, không xay lẫn hạt khi làm nước ép trái cây, sinh tố.
Hạt lựu: Các thành phần polyphenolic có trong hạt lựu giúp chăm sóc sắc đẹp, có thể cải thiện chức năng não, giảm chứng giãn tĩnh mạch và phục hồi thị lực, nhưng cũng chứa một lượng axit trái cây nhất định, có thể làm tổn thương dạ dày.
Các thành phần polyphenolic có trong hạt lựu giúp chăm sóc sắc đẹp, có thể cải thiện chức năng não, giảm chứng giãn tĩnh mạch và phục hồi thị lực, nhưng cũng chứa một lượng axit trái cây nhất định, có thể làm tổn thương dạ dày.
Hạt cherry, hạt táo: Chứa một loại hợp chất là cyanide dễ gây ngộ độc. Các triệu chứng ngộ độc nhẹ bao gồm đau đầu, chóng mặt, nhầm lẫn, lo lắng, buồn nôn và nôn. Một lượng lớn cyane có thể gây khó thở, huyết áp cao, nhịp tim nhanh và suy thận. Các phản ứng khác bao gồm hôn mê, co giật và nghiêm trọng nhất là tử vong do suy hô hấp.
Hạt ớt: Quả ớt tuy tốt cho sức khỏe nhưng các chuyên gia không khuyến khích chúng ta ăn cả phần hạt. Do chất cay trong hạt thường cao hơn phần thịt, trong khi đó hạt ớt rất dễ bị dính vào thành ruột, thành dạ dày nên sẽ gây tổn thương niêm mạc và bỏng rát dạ dày. Hơn nữa, khi ăn ớt, chúng ta thường không nhai nát hạt nên hạt không tiêu hóa được gây khó tiêu, chướng bụng, táo bón và đau dạ dày.
(Nguồn: Sohu)