"Kiểm định bảo vật" là một chương trình truyền hình vô cùng ăn khách của Đài CCTV, Trung Quốc. Trong mỗi tập phát sóng, những vị khách mời sẽ đem những món đồ mà họ cho là có giá trị đến cho các chuyên gia thẩm định, từ đó tìm ra giá trị thật sự của món cổ vật.

Chương trình đã tạo nên nhiều bất ngờ thú vị khi những món đồ dùng đơn giản trong nhà như một con dao thái thịt cũng có thể đáng giá hàng triệu NDT, trong đó khi những bình gốm sứ cao cấp lại chỉ là món đồ giả có giá trị rất thấp hoặc thậm chí không có giá trị gì.

Đem chiếc bình cổ quý giá đi kiểm định và cái kết bất ngờ

Trong tập phát sóng mới đây của chương trình, một người đàn ông trung niên đã mang một chiếc bình cổ mà ông đến nhờ các chuyên gia kiểm định. Theo lời kể của ông này, chiếc bình cổ bằng gốm sứ này đã mua cách đây 20 năm. Ông cho biết: “Khi còn trẻ, tôi rất thích sưu tầm đồ cổ, đồ gốm sứ, thế nên, khi biết được chiếc bình này, tôi sẵn sàng chi trả 200.000 NDT (khoảng 650 triệu đồng) để sở hữu nó, bất chấp sự phản đối của gia đình”.

Người đàn ông tự tin mang bình cổ thời Càn Long đi thẩm định, chuyên gia chỉ nói: Anh có muốn nghe sự thật không? - Ảnh 1.

Người đàn ông tự tin mang bình cổ thời Càn Long tới chương trình "kiểm định bảo vật" nhờ các chuyên gia thẩm định. Ảnh: Sohu

Vào thời điểm đó, 200.000 NDT là số tiền rất lớn và có giá, còn thời nay thì giá trị của nó chắc chắn đã tăng lên đến 1 - 2 triệu NDT (khoảng 3,2 tỷ đồng). Sở dĩ người đàn ông chấp nhận chi số tiền lớn như vậy, là vì ông ta tin rằng đây là một loại bình gốm sứ có xuất xứ từ thời Càn Long, nếu như mua nó với giá 200.000 NDT và giữ đến đời con cháu bán ra với giá vài triệu thì mình quá hời. 

Cách đây một thời gian, cũng có người đến hỏi mua chiếc bình này với giá 1 triệu NDT, nhưng ông vẫn chưa muốn bán vì cho rằng giá trị của cổ vật này có thể lên đến vài triệu tệ nữa.

Người đàn ông tự tin mang bình cổ thời Càn Long đi thẩm định, chuyên gia chỉ nói: Anh có muốn nghe sự thật không? - Ảnh 2.

Có người từng trả 3,2 tỷ để mua chiếc bình cổ thời Càn Long nhưng người đàn ông không bán. Ảnh: Sohu

Tuy nhiên, cũng chính vì cổ vật này mà mối quan hệ của ông với các thành viên trong gia đình trở nên rất căng thẳng. Ông kể thêm: “Con trai sắp lấy vợ nên cần tiền để mua nhà cho nó. Ngay khi có người trả 1 triệu tệ, người nhà đã thúc giục bán đi nhưng tôi chưa ưng bụng lắm với giá đó. Vì thế, hôm nay tôi mới đem chiếc bình này đi thẩm định để chứng minh rằng quyết định giữ lại của mình là đúng”. 

Chuyên gia nghe xong, tỉ mỉ xem xét từng chi tiết. Sau đó, chuyên gia chỉ phán một câu khiến người đàn ông này cảm thấy vô cùng lo lắng: "Anh có muốn nghe sự thật không?".

“Mục đích của tôi đến đây để biết rằng giá trị thực sự của nó!”. Sau khi người đàn ông khẳng định “Có”, các vị chuyên gia nói tiếp: “Hình dáng của chiếc bình này đúng là phong cách thời Càn Long, nhưng nếu nghiên cứu kỹ kết cấu sẽ thấy có một số chỗ không rõ ràng, phần đáy có vẻ hơi thô. Nếu là đồ cổ có xuất xứ từ những lò nung thời xưa, những chi tiết này sẽ vô cùng tinh tế”.

Người đàn ông tự tin mang bình cổ thời Càn Long đi thẩm định, chuyên gia chỉ nói: Anh có muốn nghe sự thật không? - Ảnh 3.

Chuyên đưa nhận định cuối cùng về chiếc bình khiến người đàn ông ngỡ ngàng. Ảnh: Sohu

“Hơn nữa, nếu xét về mức độ phong hóa của thân bình thì nó hoàn toàn không đủ lâu tính từ thời vua Càn Long, nên có thể nói nó chỉ là một sản phẩm của gốm Cảnh Đức Trấn ở thời hiện đại. 200.000 NDT là quá nhiều, giá cao nhất chỉ 20.000 NDT (khoảng 65 triệu đồng) mà thôi”.

Nghe chuyên gia nhận định xong, ông lập tức cảm thấy vô cùng ngỡ ngàng và hối hận. Không ngờ thứ mà mình coi như “bảo bối”, vì nó mà mâu thuẫn với người nhà hóa ra lại là đồ giả, thật sự là một cú sốc rất lớn. Người đàn ông cực kỳ thất vọng với kết quả này, vì nhận ra mình đã bị lừa, bỏ ra số tiền không nhỏ chỉ để mua về món đồ bình thường. Đồng thời cũng thấy hối hận vì khi có người trả 1 triệu NDT (khoảng 3,2 tỷ đồng) đã không bán chiếc bình.

Các chuyên gia cũng nhắc nhở rằng hiện nay thị trường đồ cổ thật giả lẫn lộn, muốn sưu tầm thì phải có kinh nghiệm, nếu không tiền mất tật mang. Bản thân không có khả năng phân biệt cổ vật thật và giả thì tốt nhất không nên mù quáng chi tiền, rất dễ bị lừa. Đây cũng là một bài học rất đắt giá cho người đàn ông này, cũng như cho rất nhiều người yêu thích sưu tầm đồ cổ.