Người dân Quan Lạn đào "vàng ròng" trên cát - Ảnh 1.

Cứ mỗi khi triều xuống để lộ ra bãi cát vàng mênh mông, người dân đảo Quan Lạn lại hò nhau đi đào sá sùng.

Người dân Quan Lạn đào "vàng ròng" trên cát - Ảnh 2.

Sá sùng được ví như "vàng ròng" trên cát của người dân xã đảo.

Người dân Quan Lạn đào "vàng ròng" trên cát - Ảnh 3.

"Sá sùng là loài ưa mát, cho nên thuỷ triều vừa xuống là phải đi đào ngay, để lâu trời nắng sẽ khiến mặt đất nóng, sá sùng sẽ chui sâu xuống bùn", cô Nguyễn Thị Lan, người dân xã đảo Quan Lạn chia sẻ.

Người dân Quan Lạn đào "vàng ròng" trên cát - Ảnh 4.

Sá sùng Quan Lạn được ví như "vàng ròng" bởi khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nước ở đây thích hợp để sá sùng phát triển và có chất lượng tốt nhất.

Người dân Quan Lạn đào "vàng ròng" trên cát - Ảnh 5.

Giá 1kg sá sùng tươi từ 500-600 nghìn đồng. Đặc biệt, sá sùng khô có giá trên 5 triệu đồng/1kg.

Người dân Quan Lạn đào "vàng ròng" trên cát - Ảnh 6.

Trước đây, sá sùng chỉ là một loại hải sản chỉ có dân đảo mới dám ăn vì nó có hình dạng như con giun đất. Nhưng khi sá sùng được biết đến như một loại "thần dược" được nhiều người tìm mua thì nó trở thành "vàng ròng" của người dân xã đảo.

Người dân Quan Lạn đào "vàng ròng" trên cát - Ảnh 7.

Những đôi chân tứa máu vì dẫm lên ốc, hà để đi tìm "vàng ròng" bởi để di chuyển được linh hoạt trên bãi cát bồi, người dân chỉ có thể mang những đôi tất mỏng thay vì những đôi ủng nặng nề.

Người dân Quan Lạn đào "vàng ròng" trên cát - Ảnh 8.

Để đào được "vàng ròng" trên cát cũng không phải việc dễ dàng. Ngư dân phải đổ mồ hôi giữa trưa nắng hè đào bới hàng nghìn hang sá sùng trên cát.

Người dân Quan Lạn đào "vàng ròng" trên cát - Ảnh 9.

Hiện nay, xã đảo Quan Lạn đang bị thu hẹp dần diện tích khai thác sá sùng bởi nhiều yếu tố. Ô nhiễm môi trường, nhiều bãi cát được cấp mỏ khai thác và việc nhiều người săn lùng loại "vàng ròng" trên cát này khiến số lượng sá sùng ngày càng ít đi.

Người dân Quan Lạn đào "vàng ròng" trên cát - Ảnh 10.

Theo Phó chủ tịch UBND xã Quan Lạn ông Hoàng Huy Sầm, hiện tại ở xã có khoảng 400 lao động nữ làm nghề đào sá sùng. Mỗi tháng có thể khai thác sá sùng 20 ngày liên tục, những ngày còn lại thuỷ triều cao sẽ là thời gian nghỉ ngơi cho người dân.

Người dân Quan Lạn đào "vàng ròng" trên cát - Ảnh 11.

Theo nhiều nghiên cứu, sá sùng là nguyên liệu bổ dưỡng, với nhiều thành phần đa dạng và phong phú: Thịt chứa hơn 17 nguyên tố khoáng như sắt, mangan, canxi, kẽm, niken. Mức độ protein cao, gồm 18 loại axit amin (chiếm 10.3%). Trong đó có 8 loại không thể thay thế, cũng như cần thiết cho cơ thể con người. Cụ thể như glycin 3.2%, alanin 2.5%, glutamin 0.25%, succinic 0.35%, giàu taurin. Chất béo 12.766%, trong đó có 12 axit béo bão hòa, 5 axit béo không bão hòa đơn và 13 axit béo không bão hòa đa. Ngoài ra, hàm lượng nước, chất xơ, carbohydrat và các vitamin A, B1, B6, B12, E,…có trong sá sùng cũng rất cao.