Ung thư là một trong những "cơn ác mộng" của con người trong xã hội hiện đại. Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn đầu thì khả năng điều trị khỏi khá cao, nhưng đáng tiếc là hầu hết người bệnh đều chỉ đi khám khi ung thư đã tiến triển đến giai đoạn cuối.

photo-1-1621304915749772208441.jpeg

Ung thư không chỉ mang đến cho chúng ta những tổn thương về thể xác mà còn là sự tra tấn về tinh thần. Vì vậy cần chú ý duy trì thói quen sống thật tốt để phòng ngừa được ung thư. Trong đó, "tiết kiệm sai cách" cũng có thể là một tác nhân gây ung thư bởi nó có xu hướng khiến bạn thực hiện những thói quen tai hại nhiều hơn

Dưới đây là 2 thứ mà người dễ mắc bệnh ung thư thường tiết kiệm nhất, bạn cũng nên kiểm tra xem mình có mắc phải không để kịp thời thay đổi.

Tiết kiệm gạo: Giữ gạo mốc để nấu cơm

Gạo khi được bảo quản ở nơi ẩm ướt, kém vệ sinh, thiếu ánh sáng... thường rất dễ bị mốc. Khi bị mốc, gạo sẽ đổi màu từ trắng sang trắng ngà, vàng đục, sau thời gian lâu sẽ bám màu xanh của nấm mốc rất rõ. Nhiều người vì muốn tiết kiệm nên đã không vứt bỏ gạo mốc mà đem đi vo sạch, sau đó nấu lên cho cả gia đình ăn.

main_shutterstock_1022661697.jpeg

Wang Bojun, bác sĩ trưởng khoa tiêu hóa của bệnh viện trực thuộc trường đại học y khoa Ninh Ba cho biết, nấm mốc không chỉ tồn tại trên bề mặt mà còn phát triển sâu trong gạo, thông qua việc vo gạo thì hoàn toàn không thể loại bỏ được độc tố. Nấm mốc có thể chứa độc tố aflatoxin, chất này có thể đi vào cơ thể và gây ngộ độc, làm tổn thương gan và gây ung thư gan.

Tiết kiệm điện: Không bật máy hút mùi khi nấu ăn

Bạn có biết rằng, ngay trong căn bếp nhà bạn cũng tồn tại một tác nhân gây ung thư phổi, nguy hiểm ngang với thuốc lá đó chính là khói bếp.

Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (một bộ phận của Tổ chức Y tế Thế giới WHO), khói dầu (khói từ món ăn được chế biến với dầu) được xếp vào nhóm chất gây ung thư 2A - nhóm các hợp chất "có thể gây ung thư trên người" cùng với thịt đỏ.

photo-1-1621910299561674466581.jpeg

Cách hiệu quả nhất để tránh khói nấu nướng trong nhà bếp là mọi người phải bật máy hút mùi, không chỉ trước khi nấu ăn, mà tốt nhất là trong vòng 3 phút sau khi quá trình chế biến hoàn thành, như vậy sẽ giúp cho không khí ở trong bếp được lưu thông, giảm sự tích tụ khói và bảo vệ phổi. Tuy nhiên vì tiết kiệm, nhiều gia đình đã không mua sắm và sử dụng máy hút mùi khi nấu ăn. Đây là lý do tại sao nhiều phụ nữ không hút thuốc hoặc có bất kỳ thói quen xấu nào nhưng vẫn mắc ung thư phổi.

2 kiểu "lười" cũng làm tăng nguy cơ ung thư

1. Quá lười tập thể dục

Nếu không tập thể dục, lượng máu lưu thông và tốc độ trao đổi chất sẽ bị chậm lại, khiến các chất thải trong cơ thể không được bài tiết ra ngoài, sức đề kháng giảm sút và tăng nguy cơ mắc ung thư. Theo Viện nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ, nếu so sánh giữa 2 người trưởng thành, người nào chăm tập thể dục sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư thấp hơn 7% so với những người không tập thể dục.

2. Quá lười ăn sáng

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Đại học Tim mạch Mỹ cho thấy, những người bỏ bữa sáng có nguy cơ mắc bệnh tim tăng 59% và nguy cơ đột quỵ cao hơn gấp ba lần người ăn đều đặn. Ngoài ra, bỏ bữa sáng cũng là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

photo-1-15421727678162115551304.jpeg

Để phòng ngừa và điều trị ung thư, cố gắng đạt "3 sớm"

Tổ chức Y tế Thế giới WHO công bố số liệu ung thư mới nhất năm 2020, cho thấy trên thế giới có khoảng 19,29 triệu ca mắc ung thư mới và 9,96 triệu ca tử vong, gần một nửa số người chết vì ung thư. Để ngăn ngừa ung thư, chúng ta nên dựa vào 3 sớm:

- Phát hiện sớm: Tầm soát ung thư là một cách quan trọng để phát hiện ung thư sớm, vì vậy chúng ta nhất định phải đi khám sức khỏe hàng năm.

- Chẩn đoán sớm và điều trị sớm: Khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường, chúng ta nên chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt để nâng cao tỷ lệ chữa khỏi bệnh.