Đến hơn 14 giờ ngày 25-12, tại tỉnh Bến Tre nhiều khu vực đã ngớt mưa khi bão số 16 đổi hướng về phía Nam và giảm cấp. Tại các điểm trú ẩn tránh bão, sau khi nghe thông tin này, người dân đã có những chia sẻ buồn vui lẫn lộn.

Người già, trẻ nhỏ ven biển miền Tây quấn mền ôm nhau, vật vờ tại điểm trú ẩn chờ bão tan - Ảnh 1.

Hội trường trường THCS An Thủy (huyện Ba Tri) trở thành một trong nhũng nơi tránh bão số 16

Người già, trẻ nhỏ ven biển miền Tây quấn mền ôm nhau, vật vờ tại điểm trú ẩn chờ bão tan - Ảnh 2.

Ít ngày trước, lực lượng chức năng đã diễn tập mọi tình huống để sẵn sàng chống bão.

Chú Võ Văn Rô (57 tuổi, nhà ở ấp An Thới, xã An Thủy) cho biết, chú đến điểm tránh bão tại trường THCS An Thủy từ 7 giờ sáng.

"Nghe đài báo bão suy yếu mừng lắm nhưng chính quyền chưa cho về, mà mình cũng lo vì biết đâu đổi hướng trở lại nên không dám về" - chú chia sẻ.

Hai vợ chồng chú Rô cùng các cháu quấn mền nằm co ro một góc. Từ sáng tới giờ thời tiết trở lạnh, gió nhiều hơn nên họ không dám ra ngoài.

"Các con tôi cũng đang ở Phú Quốc làm việc. Mưa bão vầy không biết tụi nó sống sao" - ông Rô trăn trở.

Tại địa điểm tránh bão này, sau khi vận động người dân vào, chính quyền địa phương cấp mì gói và cử người nấu cơm cho dân. Những tấm bạt dài được trải ra làm chỗ nghỉ lưng dã chiến cho những gia đình có nhà tại khu vực ven biển không đảm bảo an toàn.

Người già, trẻ nhỏ ven biển miền Tây quấn mền ôm nhau, vật vờ tại điểm trú ẩn chờ bão tan - Ảnh 3.

Bàn ghế được xếp gọn để làm chỗ trải bạt

Người già, trẻ nhỏ ven biển miền Tây quấn mền ôm nhau, vật vờ tại điểm trú ẩn chờ bão tan - Ảnh 4.

Các tấm bạt được trải làm chỗ nghỉ tạm cho dân.

Để dễ kiểm soát tình hình, dân phòng xã An Thủy cử người gác cửa trường, đề phòng người dân tiếc của hay chủ quan bão sắp tan mà trở về nhà sẽ gặp nguy hiểm.

Người già, trẻ nhỏ ven biển miền Tây quấn mền ôm nhau, vật vờ tại điểm trú ẩn chờ bão tan - Ảnh 5.

Người già, trẻ nhỏ là đối tượng chủ yếu được đưa vào nơi tránh bão.

Cô Trương Thị Hoàng (52 tuổi) ngồi ôm 3 đứa cháu sát dãy bàn ghế được xếp gọn lên để có chỗ trải bạt. Cô cho biết, sáng giờ vì quá lo nên không nghe ngóng gì hết.

"Tôi xách theo cả mên cơm cho cháu ăn no rồi. Giờ chỉ mong chính quyền thông báo cho về một tiếng là ẵm cháu về ngay" - công Hoàng bộc bạch.

Người già, trẻ nhỏ ven biển miền Tây quấn mền ôm nhau, vật vờ tại điểm trú ẩn chờ bão tan - Ảnh 6.

Những gương mặt lo âu, sợ nhà sẽ bị bão phá tan

Nguyễn Thị Minh Thư (22 tuổi) nói, cô ở Sài Gòn về quê chơi rồi dính bão luôn nên sợ lắm. Hiện cả gia đình cô đều ở vùng ven biển nên nguy cơ nhà bị phá hủy khi bão đến luôn chực chờ.

Người già, trẻ nhỏ ven biển miền Tây quấn mền ôm nhau, vật vờ tại điểm trú ẩn chờ bão tan - Ảnh 7.

Người già, trẻ nhỏ ven biển miền Tây quấn mền ôm nhau, vật vờ tại điểm trú ẩn chờ bão tan - Ảnh 8.

Người già, trẻ con mỏi mệt ngủ vật vờ

Người già, trẻ nhỏ ven biển miền Tây quấn mền ôm nhau, vật vờ tại điểm trú ẩn chờ bão tan - Ảnh 9.

Số khác ăn tạm khúc bánh mì.

Người già, trẻ nhỏ ven biển miền Tây quấn mền ôm nhau, vật vờ tại điểm trú ẩn chờ bão tan - Ảnh 10.

Một cụ già mỏi mệt vì lạnh

Người già, trẻ nhỏ ven biển miền Tây quấn mền ôm nhau, vật vờ tại điểm trú ẩn chờ bão tan - Ảnh 11.

Giày dép ngổn ngang sau một buổi sáng cuống cuồng chạy bão.

Người già, trẻ nhỏ ven biển miền Tây quấn mền ôm nhau, vật vờ tại điểm trú ẩn chờ bão tan - Ảnh 12.

Già trẻ đoàn kết cùng nhau vượt bão.

Người già, trẻ nhỏ ven biển miền Tây quấn mền ôm nhau, vật vờ tại điểm trú ẩn chờ bão tan - Ảnh 13.

Người già, trẻ nhỏ ven biển miền Tây quấn mền ôm nhau, vật vờ tại điểm trú ẩn chờ bão tan - Ảnh 14.

Đâu đó vẫn còn sự lạc quan tin tưởng bão sẽ sớm tan.

Được biết, ban đầu xã dự định đến 14 giờ khi bão vào sẽ tiến hành cắt điện để bảo đảm an toàn, đề phòng cây ngã, hệ thống điện gây nguy hiểm cho người dân. Tuy nhiên trước thông tin bão đã đổi hướng và suy yếu, đến thời điểm này, khu vực xã An Thủy vẫn nằm trong tầm kiểm soát.

Thầy Nguyễn Văn Ngọt, hiệu trưởng trường THCS An Thủy cung cấp thêm, đây là lần đầu tiên trường được chọn làm điểm trú ẩn. Các lãnh đạo từ sáng đến giờ tới lui thường xuyên, cập nhật nhất cử nhất động của cơn bão cho người dân.

"Nghe tin bão suy yếu cũng mừng nhưng không dám thông tin ngay mà phải chờ chắc chắn.Trường có chuẩn bị sẵn máy phát điện để khi bão vào ngắt điện thì người dân có cái mà dùng. Nhưng giờ tình hình khả quan hơn nhiều" - thầy Ngọt cho biết.

Theo lãnh đạo xã An Thủy, tại khu vực trường cấp 2 An Thủy có khoảng 125 người đang vào tránh bão. Số hộ ven biển còn lại của xã ở một địa điểm khác gần đồn biên phòng Hàm Luông.

Trong khi đó tại khu vực xã Bảo Thuận, rất nhiều người dân khác cũng đã được chính quyền vận động đến nơi trú ẩn an toàn, đề phòng bảo "trở chứng".

Dự kiến, các địa điểm tránh bão ở huyện Ba Tri và toàn tỉnh Bến Tre nói chung sẽ còn hoạt động đến hết ngày 26-12.