Theo truyền thống của người Việt Nam từ xa xưa, cứ dịp cuối năm các gia đình nườm nượp trở về quê và đến khu mộ tổ tiên thắp hương. Đây là nghĩa cử bày tỏ lòng thành và biết ơn đối với những người đã khuất.

Người dân đi tạ mộ

Còn hơn 10 ngày nữa mới kết thúc năm cũ nhưng đã có rất nhiều người đi tạ mộ

Bà Khuất Thu Trang (quê ở Nghệ An) chia sẻ, do đặc thù công việc nên khi bố mẹ gần về già, gia đình đưa ông bà về thủ đô sinh sống cùng các con. Khi các cụ mất, gia đình bà Trang lo phần mộ cho bố mẹ theo di nguyện tại nghĩa trang Lạc Hồng Viên. 

Theo bà Trang, năm nào cũng 3 lần cả gia đình thuê xe lên thắp hương cho bố mẹ vào dịp cuối năm, dịp vu lan và đầu xuân năm mới.

"Dù phần mộ của các cụ đã rất khang trang, nhưng mỗi lần lên gia đình đều mang theo một số đồ để làm mới, đó là thể hiện tấm lòng con thảo", bà Trang rớm lệ.

Người Hà Nội nô nức đi tạ mộ ngày cuối năm- Ảnh 2.

Đây cũng là dịp cả nhà cùng nhau đi thăm viếng mộ phần người đã khuất, là hoạt động thể hiện lòng hiếu kính, sự biết ơn của con cháu với ông bà, tổ tiên - là nét văn hóa đẹp của người Việt Nam.

Cũng ở tỉnh lẻ theo cha mẹ về Hà Nội lập nghiệp, ông Văn Vinh (quê Hà Tĩnh) chia sẻ: tương lai sau này gia đình sẽ di dời hài cốt mẹ về quê, nhưng thời điểm này đã 3 năm đầu mẹ được nằm tại phần mộ do chính người quá cố trước đó đã "đặt chỗ" rất khang trang, ông Vinh sẽ để mẹ nằm tại đây thêm thời gian mới quyết định.

"Trước khi mẹ tôi mất, bà đã chọn nơi yên nghỉ ở đây cho con cái tiện qua lại thăm nom. Mỗi lần lên nơi an nghỉ của mẹ thấy cảnh đồi núi, hồ nước mát mẻ, tôi cảm thấy yên tâm", ông Vinh chia sẻ.

Tạ mộ cũng là việc làm nhằm nhắc nhở con cháu về đạo lý "chim có tổ, người có tông" của cha ông ta bao đời nay.

Tạ mộ cũng là việc làm nhằm nhắc nhở con cháu về đạo lý "chim có tổ, người có tông" của cha ông ta bao đời nay.

Những cành hoa đào được con cháu dâng lên tổ tiên nhân dịp Tết đến Xuân về

Những cành hoa đào được con cháu dâng lên tổ tiên nhân dịp Tết đến Xuân về

Người dân mang cả chậu quất to lên phần mộ trưng bày cho người quá cố

Người dân mang cả chậu quất to lên phần mộ trưng bày và dâng cho người quá cố

Người xưa có câu - "Con người có tổ có tông/ Như cây có cội, như sông có nguồn", trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, cha ông dù đã mất đi nhưng vẫn luôn ở trong tâm trí của con cháu đời sau. Tục thờ cúng tổ tiên chính là biểu hiện của sự thành kính của người Việt với cha mẹ, ông bà, cụ, kỵ, với đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, tục tạ mộ được truyền từ đời này sang đời khác như một dịp thiêng liêng để gia đình, con cháu hội tụ, sum vầy để dọn dẹp nơi an nghỉ của những người đã khuất trong dòng họ, giãi bày tâm tư tình cảm, chia sẻ niềm vui, nỗi lo, mong mỏi của mình với những người đã khuất.

Nhiều người quan niệm, tục tạ mộ được truyền từ đời này sang đời khác như một dịp thiêng liêng để gia đình, con cháu hội tụ, sum vầy, dọn dẹp nơi an nghỉ của những người đã khuất trong dòng họ, giãi bày tâm tư tình cảm, chia sẻ niềm vui, nỗi lo, mong mỏi của mình với những người đã khuất. Và, đây là thời điểm phù hợp đối với các con cháu đi tạ mộ.