Hàng năm lễ tiễn Táo Quân về trời được xem là một trong những ngày quan trọng trước khi bước sang năm mới. Năm nay, ngày 23 tháng Chạp rơi đúng vào thứ 2 nên nhiều người tranh thủ cúng Táo Quân vào cuối tuần và từ sáng sớm ngày 22 âm lịch hàng trăm gia đình tại Hà Nội đã tất bật mua sắm, chuẩn bị...

Ghi nhận của PV tại một số chợ truyền thống như: chợ Hàng Bè, chợ Hàng Da, chợ Hàng Mã hay nhiều chợ cóc khác tại Hà Nội cho thấy không khí mua sắm, chuẩn bị lễ tiễn Táo Quân luôn nhộn nhịp và đông đúc.

Các đồ cúng trong lễ tiễn Táo Quân như: Bộ Táo Quân vàng mã, cá chép, xôi gấc, gà, bánh chưng, giò chả, hoa tươi hay nhiều loại quả là những mặt hàng được quan tâm nhiều nhất. 

Riêng đối với mặt hàng cá chép đỏ - một trong những biểu tượng trong lễ tiễn Táo Quân được người dân lựa chọn khá kỹ lưỡng, chu đáo. Theo đó, những con cá chép đỏ khỏe mạnh được bán với giá từ 50 - 90 ngàn đồng/bộ (3 con). Nói về điều này, chị Thủy bán cá chép đỏ tại chợ Hàng Bè cho biết: "Cách đây 2 hôm tôi đã nhập cá chép tại làng Thủy Trầm (Cẩm Khê - Phú Thọ) với giá từ 20 -30 ngàn đồng/bộ".

tiễn táo quân về trời
Cá chép đỏ có giá từ 50 - 90 ngàn đồng/bộ 3 con.

Theo chị Thủy thì người dân thường lựa chọn những con cá chép khỏe, đẹp, không quan trọng độ lớn nhỏ bởi khách thường lựa như thế để khi làm lễ xong thả cá xuống ao hồ sẽ sống khỏe.

Ngoài cá chép đỏ, các mặt hàng được khách đặt mua nhiều như gà ngậm hồng, xôi gấc, bộ táo quân cũng được quan tâm nhiều. Theo ghi nhận thì giá 1 con gà luộc ngậm bông hồng tại chợ Hàng Bè, Hàng Da có giá từ 280 - 300 ngàn đồng/con (nặng khoảng 1,4-1,7kg) được người dân khá ưa chuộng. 

Trao đổi về điều này, chị Thanh Hà cho hay: "Gà cúng Táo Quân không cần quá lớn nhưng phải đẹp hơn nữa vì dịp này quá nhiều việc nên gia đình đã chọn mua gà luộc sẵn chứ không tự làm như năm ngoái".

Trong lễ cúng Táo Quân cũng không thể thiếu xôi gấc, bánh chưng, giò chả, hoa tươi, trầu cau... những mặt hàng này cũng bán khá chạy trong sáng ngày 22 âm lịch.

Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được người Việt chuyển hóa sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Từ xa xưa, người dân Việt đã ngưỡng mộ lòng chung thủy của Ông Táo và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ "bếp lửa" trong gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc.

Ông Táo quanh năm ở trong bếp nên biết hết tất cả mọi chuyện tốt xấu của mọi người, nên để cho vua bếp phù hộ cho gia đình sang năm mới gặp được nhiều điều may mắn, người Việt đã làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng.

tiễn táo quân về trời
Nhiều người cho rằng nhân dịp cuối tuần nên tranh thủ làm lễ sớm nên t
ừ sáng sớm rất nhiều người Hà Nội đã tất bật mua sắm cho lễ tiễn Táo Quân.

tiễn táo quân về trời
Xôi gấc được bán với giá 40 ngàn đồng/đĩa hút khách.

tiễn táo quân về trời
Nhiều gia đình còn đặt riêng cả mâm xôi kèm gà cúng cho lễ cúng Táo Quân.

tiễn táo quân về trời
Gà cúng Táo Quân được bán với giá từ 280 - 300 ngàn đồng/con.

tiễn táo quân về trời
Cửa hàng chị Hoàng Dung trên phố Gia Ngư cho biết trong sáng ngày 22 ước tính bán khoảng trên 100 con gà cúng.

tiễn táo quân về trời
Khách thường gọi điện đặt trước hoặc cửa hàng sẽ giao tận nhà cho khách có nhu cầu.

tiễn táo quân về trời
Banh chưng, giò chả, xôi gấc được người dân lựa chọn nhiều trong buổi sáng sớm.

tiễn táo quân về trời
Những quả bưởi cũng được người dân Thủ đô ưa chuộng.

tiễn táo quân về trời
"Gia đình bận nên tranh thủ cuối tuần làm lễ cho Táo Quân về trời sớm để tránh... tắc đường", cô Thu cho hay.

tiễn táo quân về trời
Hoa tươi một trong những thứ không thể thiếu trong ngày lễ.

tiễn táo quân về trời
Trầu cau bán dạo cũng đông nượp khách mua.

tiễn táo quân về trời
Những con cá chép vàng, khỏe mạnh được người dân lựa chọn để sau khi làm lễ xong sẽ thả về ao, hồ, sông để các Táo về trời báo công với Ngọc Hoàng.