“Tích trữ”, từ tưởng chừng như bình thường này, lại tượng trưng cho một ham muốn khó kiểm soát được của con người.
Khi phải đối mặt với sự cám dỗ của giảm giá và khuyến mãi, nhiều người thường mất đi lý trí và mua nhiều món đồ mà họ không cần. Họ sợ mất giá hoặc tăng giá nên bắt đầu tích trữ sớm. Nhưng hành vi như vậy không mang lại hạnh phúc mà còn khiến nhà cửa trở nên bừa bộn, mất trật tự.
Những người thích tích trữ thường không muốn vứt bỏ bất cứ thứ gì, điều này thường tạo ra những núi đồ đạc trong nhà và môi trường sống không thoải mái. Kiểu người không dám buông bỏ này thường phải đối mặt với 3 loại rắc rối, cuộc sống từ đó cũng khó lòng hạnh phúc:
1. Không vứt bỏ những thứ vớ vẩn, rắc rối triền miên
Bạn có một số món đồ đã mua ngẫu hứng nhưng hiếm khi sử dụng không? Trên thực tế, sự tồn tại của những món đồ này không phải là hiện tượng cá biệt, mà là chuyện thường xuyên xảy ra trong cuộc sống.
Khi có quá nhiều vật dụng không sử dụng đến, chúng có xu hướng khiến môi trường sống của chúng ta trở nên bừa bộn, tốn rất nhiều thời gian, công sức để tìm kiếm và dọn dẹp.
Song không phải vì vậy mà chúng ta chịu thua, vẫn có nhiều cách để giải quyết. Bạn có thể tặng những món đồ không còn cần nữa cho những người cần chúng hoặc bán đi để lấy thứ gì đó thiết thực hơn.
Đời này, điều quan trọng nhất là sống hạnh phúc. Chúng ta không nên tự gây rắc rối cho mình bằng những món đồ không cần thiết này. Hãy đối mặt với cuộc sống bằng thái độ tích cực, làm cho không gian sống của chúng ta trở nên ngăn nắp và thoải mái hơn.
2. Không vứt đồ cũ, cảm xúc phiền muộn
Chúng ta luôn ngần ngại vứt bỏ những thứ cũ kỹ đó vì sự ”không nỡ, thấy tiếc” trong lòng. Đồ từng mua với giá cao sẽ khiến chúng ta đau lòng khi vứt đi; những món đồ đã gắn bó với chúng ta đã lâu rồi nếu vứt đi sẽ thật đáng tiếc; những thứ mang theo kỷ niệm lại càng khó khăn hơn để có thể chấp nhận buông bỏ.
Nhưng trong thâm tâm chúng ta biết rằng việc gom đồ cũ trong nhà không chỉ ảnh hưởng đến môi trường sống, mà còn khiến chúng ta phải bỏ nhiều thời gian và chi phí cho việc dọn dẹp, bảo trì. Bên cạnh những sự “không nỡ, thấy tiếc” ấy là một chuỗi rắc rối, tự rước khổ về mình.
Đối mặt với tình huống này, chỉ bằng cách áp dụng nguyên tắc tối giản, cuộc sống mới có thể sang trang và cảm xúc được vui vẻ trở lại. Vì vậy, hãy dũng cảm đối mặt với hiện thực, buông bỏ những thứ cũ không còn cần thiết và để cuộc đời bừng lên sức sống mới.
3. Không biết buông bỏ, vận may bị cản trở
Đơn giản hóa cuộc sống, sống bằng tâm thái ung dung. Một ngôi nhà gọn gàng và một tâm trạng thoải mái!
Chỉ bằng cách dọn dẹp và tối giản, hướng về những điều giản đơn và chi tiết, chúng ta mới có thể làm cho ngôi nhà của mình trông như mới và giúp bản thân cảm thấy thư giãn hơn. Hãy đơn giản hóa cuộc sống, bắt đầu bằng cách dọn dẹp sự bừa bộn, đưa tâm trạng trở về trạng thái bình yên và tĩnh lặng.
Trong hành trình cuộc đời, chúng ta không ngừng gánh vác nhiều trách nhiệm và gánh nặng khác nhau. Khi tuổi tác tăng dần, gánh nặng mang theo trên vai cũng lớn hơn. Trong quá trình này, chúng ta cần học cách giải quyết những điều cũ và những lo lắng không cần thiết, nếu không chúng sẽ trở thành rắc rối trong cuộc sống.
Để có một cuộc sống thoải mái, chúng ta cần học cách thực hiện các phép trừ. Dọn dẹp những thứ lộn xộn không cần thiết, buông bỏ những mối quan hệ không còn giá trị để có thể thực sự tận hưởng cuộc sống tự do. Chỉ bằng cách buông bỏ những gánh nặng này, chúng ta mới có thể dễ dàng tiến về phía trước và vượt qua mọi thử thách.
Vì vậy, hãy dũng cảm đối mặt với quá khứ, buông bỏ những điều cũ, những lo lắng bận tâm và đón chào một tương lai tốt đẹp hơn!