Kể từ khi Nickelle Tilley cùng gia đình chuyển từ Mỹ đến Nhật Bản vào tháng 5/2022, cô đã tìm được cho mình những niềm vui mới, những cuộc phiêu lưu mới, và trong đó có cả việc mua sắm ở cửa hàng tạp hoá.
Khi ở Mỹ, người mẹ trẻ này thường đi siêu thị mua thực phẩm và các đồ dùng cần thiết mỗi tuần một lần. Nhưng khi đến Nhật Bản, cô đã nhận ra rằng mua hàng hoá và dự trữ suốt cả tuần không phải là cách đi chợ tiêu chuẩn ở đây. Thay vào đó, mọi người thường đi đến các siêu thị 3 đến 4 lần mỗi tuần.
Mặc dù vẫn có một số điểm tương đồng giữa việc mua sắm ở hai quốc gia, nhưng Tilley đã tìm thấy rất nhiều điểm khác biệt và độc đáo.
Các cửa hàng ở Nhật không có loại xe đẩy lớn, thay vào đó là những chiếc xe có kích thước tương đương một giỏ mua hàng.
Các siêu thị ở Nhật Bản thường có loại xe đẩy dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ đang tập đi.
Vệ sinh là điều tối quan trọng ở Nhật bản, vậy nên khách hàng rất hiếm khi nhìn thấy sản phẩm với phần bao bì bị hỏng hoặc đặt không đúng vị trí.
Nông sản tại các cửa hàng vô cùng đa dạng và mức giá thì cực kỳ phải chăng.
Hoạt động với tư duy “chất lượng hơn số lượng", vậy nên các cửa hàng thường bán các loại hoa quả theo mùa và thường xuyên kiểm tra để loại bỏ những sản phẩm biến dạng hoặc đổi màu.
Có những món ăn với vẻ ngoài rất dễ thương, chẳng hạn như món kamaboko.
Có nhiều món ăn chế biến sẵn, phù hợp cho những ngày “lười biếng".
Có rất nhiều món ăn với cách chế biến đơn giản và nhanh gọn.
Vào cuối ngày, cửa hàng thường giảm giá cho các loại thịt và mặt hàng dễ hỏng.
Các loại đồ gia dụng như tã lót và giấy vệ sinh thường có mức giá vô cùng rẻ.
Bao bì sản phẩm ngộ nghĩnh và thân thiện với trẻ em.
Nếu ở Mỹ chỉ có các loại rau củ xay nhuyễn thì ở Nhật Bản, thức ăn cho trẻ em lại đa dạng và cầu kỳ hơn nhiều.
Thậm chí còn có phiên bản mì ramen riêng dành cho các bạn nhỏ với hình thù ngộ nghĩnh.
Sản phẩm bên trong thường có kích thước chính xác như những gì được in trên bao bì.
Các món ăn đặc biệt đa dạng, thậm chí còn đáp ứng được khẩu vị của nhiều nền văn hóa.
Khi thanh toán, người mua không cần phải lấy từng món hàng ra mà chỉ cần đặt cả chiếc giỏ mua hàng lên quầy.
Ở Nhật Bản, có một khu vực riêng để khách hàng tự đóng gói các món đồ.
Nguồn: Insider