*Bài viết này là lời chia sẻ đến từ tài khoản công khai trên MXH Wechat của tác giả Đặng Luân:

Trong vài năm qua, những người bạn xung quanh tôi cảm thấy rằng trước đây họ kiếm được ít tiền hơn và tiêu tiền tùy thích, nhưng bây giờ họ kiếm được nhiều tiền hơn trước nên họ ngày càng ít ngại tiêu tiền hơn.

Một người có thu nhập hàng tháng là 3.000 NDT chi tiêu thoải mái hơn một người có thu nhập hàng tháng là 30.000 NDT.

Thực chất hiện tượng này rất phổ biến ở những người trẻ tuổi. Một đồng nghiệp của tôi đã mua 3 chiếc túi sang trọng khi anh ấy từ nước ngoài trở về. Mặc dù lương tháng chỉ hơn 4.000 NDT nhưng anh vẫn bất chấp mua một chiếc LV trị giá gần 20.000 NDT

"Làm thêm cả năm trời, sao lại cảm thấy mình càng ngày càng nghèo?", đồng nghiệp của tôi vô ý lẩm bẩm.

Vậy tại sao người nghèo thường tốn quá nhiều tiền cho việc mua sắm?

Vì sao người nghèo tốn nhiều tiền cho mua sắm còn người giàu thì không? Biết được nghịch lý này càng sớm càng đỡ nghèo - Ảnh 1.

01

Internet đã thu hẹp khoảng cách thông tin và chúng ta có thể thấy nhiều thứ thông qua MXH mà ban đầu rất khó tiếp cận. 

Vốn dĩ không xem thì không muốn mua, nhưng xem rồi thì sự mới lạ sẽ khiến bạn động lòng.

Học giả Nhật Bản Takeshi Sato từng đưa ra khái niệm "chủ nghĩa nhục dục". Đây chính là cảm xúc sau khi nhìn thấy nhiều loại hàng hóa thông qua các phương tiện truyền thông khác nhau, ham muốn vật chất của con người được kích thích và sau đó họ theo đuổi sự hưởng thụ vật chất.

Sự phát triển nhanh chóng của các video ngắn và phương tiện truyền thông mới hầu như đã trở thành nơi trưng bày di động cho các sản phẩm thương hiệu.

Xem nhiều, cám dỗ nhiều hơn, lo lắng nhiều hơn.

Tiềm thức nghĩ rằng: "Tôi chỉ cần mua nó và tôi có thể sống cuộc sống của người đó."

Nhưng trên thực tế? Bạn bỏ ra 20.000 NDT để mua một chiếc túi có tên tuổi, mỗi ngày ôm chặt nó khi chen lấn trên tàu điện ngầm, luôn hy vọng nhận được lời khen cho chiếc túi mỗi ngày, mỗi ngày đều cẩn thận đặt nó trên bàn làm việc vì sợ bị trầy xước. Nhưng điều đó không có gì thay đổi trong cuộc sống. Thay vào đó, bạn chỉ càng ngày mua sắm những thứ vô bổ nhiều thêm.

photo-1

02

Nhiều bạn trẻ hiện nay không giàu nhưng vẫn dám tiêu khoản tiền lớn vào hàng hiệu.

Trên thực tế, điều này khá mâu thuẫn. Một mặt, tôi nghĩ sự hài lòng tức thì là một thái độ tích cực. Giống như lời thoại trong phim Mỹ "The Bucket List": "Chúng ta không thể lúc nào cũng nghĩ đến việc đợi cho đến khi mình có tiền, thời gian, hoặc các điều kiện khác để thực hiện điều nào đó mà bản thân đã muốn làm từ lâu, bỏi vì bạn không bao giờ biết liệu mình có thể ngắm được ánh nắng vào sáng mai hay không." Nhưng mặt khác, quá tùy tiện trong việc tiêu tiền rất dễ khiến người ta rơi xuống vực sâu.

Tiêu tiền bao giờ cũng dễ hơn kiếm tiền.

Bill Gates, người giàu nhất thế giới, trong một lần được phóng viên phỏng vấn tại Nhà Trắng, có người hỏi ông rằng chiếc đồng hồ ông đang đeo có thể theo dõi sức khỏe hay không, ông cười và nói: "Không, nó chỉ là chiếc đồng hồ 10 USD thôi".

Ngay cả những lúc bình thường, chiếc đồng hồ Bill Gates đeo thường xuyên nhất cũng là một chiếc Casio trị giá hàng chục USD. Nhiều người còn chia sẻ rằng ông đã bị giới truyền thông chụp ảnh mặc một chiếc áo phông trị giá hơn 20 USD.

photo-1

Do đó, một trong những nguyên tắc đầu tiên mà những người giàu có luôn áp dụng đó là: Chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được. 

Đây được coi là nguyên tắc quan trọng nhất quyết định sự thành công của họ. Đối với người nghèo, họ luôn có tư tưởng chi tiêu nhiều hơn những gì họ kiếm được. Họ thường có suy nghĩ, phải đi vay thì mới có động lực kiếm tiền. Và chính suy nghĩ ấy khiến họ luôn mắc kẹt trong những khoản nợ nần từ tháng này đến tháng kia, trong khi đó công việc có thể không được ổn định để họ kiếm tiền bù lại. John Templeton, một nhà đầu tư nổi tiếng đã khuyên rằng cần tiết kiệm 50% khoản tiền thu về, dù ít hay nhiều. Nếu con số trên là quá lớn, thì có thể xem xét ở mức 10-15%.

03

Số tiền bạn tiêu ngày hôm nay sẽ quyết định cuộc sống của bạn sau 3 năm. 

Mua đồ xa xỉ đắt tiền đến đâu, bạn vẫn phải chen chúc trên tàu điện ngầm để đi làm và ăn cơm hộp, nếu bạn vay tiền để "sống cuộc sống mà bạn muốn", cuộc sống tương lai của bạn nhất định sẽ dang tay và cho bạn trả gấp đôi. Không ai nhận được một cái gì đó cho không có gì.

Gieo dưa thì gặt dưa, gieo đậu thì gặt đậu. Nếu bạn muốn tỉnh táo, bạn chỉ có thể thỉnh thoảng tự hỏi mình: "Tiêu số tiền này để làm gì?"; "Số tiền đó có nằm trong khả năng chi trả của bạn không?"; "Tác động của số tiền này sẽ kéo dài bao lâu đối với bạn?",... Do đó, hy vọng rằng tất cả chúng ta có thể trở thành những người trưởng thành biết kiềm chế và làm chủ tiền bạc.