Đó là bệnh nhân Vũ Thị H, 55 tuổi, ở Quảng Yên - Quảng Ninh. Theo chia sẻ người bệnh, sau khi đi ăn tại nhà người quen, bữa ăn có nhiều món nhưng vừa mới ăn thịt gà và con ruốc biển, sau khoảng 15 phút chị thấy đau bụng, ngứa khắp người, ban đỏ toàn thân. Sau khoảng 30 phút, tình trạng ngày càng nghiêm trọng và chị bị ngất đi. Người thân đã đưa chị H nhập viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí.

Vào viện người bệnh nhập viện trong tình trạng lơ mơ, kích thích, nổi mẩn đỏ toàn thân, buồn nôn, khó thở, huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ khó bắt. Người bệnh được chẩn đoán bị phản vệ độ III do thực phẩm. Các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành cấp cứu sốc phản vệ theo phác đồ cho người bệnh: Tiêm adrenalin, sử dụng thuốc vận mạch, truyền dịch…

1re (1)

Theo BSCKI. Hoàng Thăng Vân, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh cho biết, rất may mắn cho trường hợp bệnh nhân H. được đưa đến viện và xử trí kịp thời. Nếu không rất có thể sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Bác sĩ BSCKI. Hoàng Thăng Vân khuyến cáo người dân khi ăn uống cần rất thận trọng trong lựa chọn thực phẩm, hoặc ăn những thực phẩm lạ, đặc biệt là những người có tiền sử dị ứng thức ăn. Nếu sau ăn nếu có cảm giác đau bụng, mẩn ngứa, khó thở cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.

Theo các chuyên gia, biểu hiện thường gặp của ngộ độc thực phẩm là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng quằn quại, nhức đầu, có thể sốt hoặc không, đôi khi có kèm theo hoặc không có các triệu chứng phụ như nhức đầu, chóng mặt, đau cơ, khó thở chóng mặt. Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra sau vài phút, vài giờ, thậm chí 1 ngày sau khi ăn. Trường hợp nặng, người bệnh có thể khó thở, da tím tái, co giật, trụy mạch, ngưng thở, hôn mê.

Do vậy, việc sơ cứu nên được tiến hành sớm ngay khi thấy các biểu hiện trên. Nếu ngộ độc thực phẩm xảy ra trong vòng trước 46 giờ thì lúc đó thức ăn vẫn còn trong dạ dày người bệnh. Vì vậy, nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, cần kích thích cho bệnh nhân càng ói nhiều càng tốt để tống hết thức ăn ngộ độc ra ngoài và có thể kích thích bằng cách ngoáy nhẹ họng hay cho uống nước muối loãng. 

Không nên gây nôn đối với người bị hôn mê hoặc trẻ nhỏ vì dễ bị hít sặc thức ăn và làm tắc đường thở. Trong trường hợp này, cần cho bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên để tránh bị hít sặc. Nếu tình trạng bệnh nặng, phải chuyển người bệnh đến bệnh viện ngay.