Người phụ nữ bị đột tử sau khi ngâm chân 5 phút với nước nóng
Trang thông tin Sohu của Trung Quốc mới đây đưa tin, một người phụ nữ 46 tuổi tại nước này sau khi đi làm về vào lúc nửa đêm có ngâm chân trong nước nóng. Mục đích của chị là để giúp khí huyết lưu thông, giúp ngủ ngon, ngủ sâu hơn đồng thời làm ấm cơ thể nhanh chóng. Bất ngờ chỉ sau 5 phút ngâm chân, chị ngã ra bất tỉnh. Người nhà đã nhanh chóng đưa chị đến bệnh viện cấp cứu nhưng không qua khỏi.
Sohu mới đây đưa tin, một người phụ nữ 46 tuổi tại nước này sau khi đi làm về vào lúc nửa đêm có ngâm chân trong nước nóng.
Đây thực sự là tin khiến nhiều người choáng váng bởi chúng ta vẫn có thói quen ngâm chân với nước nóng, ngâm chân có thảo dược trong nước nóng để thư giãn đôi bàn chân, lưu thông khí huyết và nhất là tăng cường hiệu quả giữ ấm cơ thể trong những ngày đông lạnh lẽo hiện nay.
Liệu việc ngâm chân với nước nóng trong mùa đông của bạn đã thực sự đúng cách hay chưa? Liệu bạn có nằm trong nhóm không được ngâm chân nước nóng? Hay bạn phải ngâm chân sao cho đúng cách tránh bị đột tử?
Ngâm chân với nước nóng tốt nhưng cần làm đúng, nhiều đối tượng không được làm
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), lòng bàn chân có nhiều dây thần kinh kết nối đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Nói cách khác, mỗi vị trí trên cơ thể đều liên quan đến lòng bàn chân. Do đó, ngâm chân cũng như xoa bóp bàn chân đúng cách có thể giúp bạn cải thiện lưu thông máu trong cơ thể, hỗ trợ chữa đau đầu, đau nửa đầu, hạ huyết áp, ngăn chặn đau chân khi có chấn thương khu vực này và cả chuyện tăng cường ham muốn tình dục…
Ngâm chân cũng như xoa bóp bàn chân đúng cách có thể giúp bạn cải thiện lưu thông máu trong cơ thể...
Theo lương y Bùi Hồng Minh, mỗi cơ quan trong cơ thể con người đều có những vùng đại diện ở hai bên chân. Bàn chân trái ứng với nửa người bên trái, bao gồm mắt trái, nửa đầu trái, thận trái, hậu môn, tim…, bàn chân phải tương ứng với nửa người bên phải, bao gồm mắt phải, thận phải, gan, mật, ruột thừa… Do đó, khi tác động đến gan bàn chân mỗi bên đồng nghĩa với việc tác động đến những bộ phận tương ứng của khu vực đó.
Trong Y học cổ truyền, bàn chân có mối liên hệ vô cùng mật thiết với lục phủ ngũ tạng. Ví dụ như mu ngón chân út có liên quan đến bàng quang, mu ngón chân thứ hai liên quan đến dạ dày, ngón chân thứ tư liên quan đến gan, ngón chân cái liên quan đến gan và tì, lòng bàn chân đặc biệt có mối liên hệ với sức khỏe của thận.
Trong Y học cổ truyền, bàn chân có mối liên hệ vô cùng mật thiết với lục phủ ngũ tạng.
"Nguyên nhân là ở bàn chân có gan bàn chân. Lá gan bàn chân rất quan trọng. Lá gan này có khỏe mạnh thì cơ thể chúng ta mới khỏe mạnh và ngược lại. Đó là lý do vì sao người ta nói chỉ cần massage bàn chân là không cần xoa bóp, bấm huyệt tại những khu vực khác trên cơ thể nhưng vẫn đem lại hiệu quả chữa bệnh nhất định", lương y Bùi Hồng Minh nói.
Vào mùa đông, do ảnh hưởng của thời tiết lạnh, sự lưu thông máu đến cơ thể kém. Đó là chưa kể hiện tượng chân tay bị lạnh trở nên phổ biến hơn. Khi chân bị lạnh sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể theo hệ thống kết nối mật thiết lục phủ ngũ tạng. Vì vậy, nhiều người thường có thói quen massage chân với nước nóng hoặc đơn giản là ngâm chân với nước nóng, thậm chí bổ sung nhiều thảo dược như gừng… để ngâm chân giúp khí huyết lưu thông tốt, ngăn chặn nhiều bệnh thường gặp mùa lạnh, đồng thời giữ ấm cơ thể, ngủ ngon hơn.
Nhiều người thường có thói quen massage chân với nước nóng hoặc đơn giản là ngâm chân với nước nóng, thậm chí bổ sung nhiều thảo dược như gừng… để ngâm chân giúp khí huyết lưu thông tốt.
Đáng tiếc là do chưa hiểu rõ việc ngâm chân vào mùa lạnh, không ngâm chân đúng cách nên chúng ta có nguy cơ gặp nguy hiểm như trường hợp đột tử của người phụ nữ ở trên. Lương y Bùi Hồng Minh nhận định, nguy cơ đột tử do ngâm chân nước nóng vào mùa đông là cực lớn. Nhiệt độ nước quá cao sẽ phá vỡ chất dầu trên da, nở lỗ chân lông, giãn huyết quản, tăng áp lực cho tim, dẫn đến nguy cơ đột tử. Nước nóng còn làm tăng nguy cơ da bị tổn thương, bị bỏng hoặc khô.
Lương y Bùi Hồng Minh khẳng định: "Không phải ai cũng có thể cải thiện sức khỏe khi ngâm chân với nước nóng". Ngâm chân nước ấm, thảo dược được áp dụng cho những trường hợp mất ngủ, đau nhức xương khớp do lạnh, đau lưng, đau dây thần kinh tọa… nhưng người bị tiểu đường, suy giãn tĩnh mạch, người bị xơ cứng, tắc nghẽn động mạch, người bị tăng huyết áp, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ không nên thực hiện. Trong đó, người mắc bệnh tiểu đường dễ bị lở loét, hoại tử khi ngâm chân với nước nóng có bổ sung những loại lá thuốc không rõ nguồn gốc.
Người mắc bệnh tiểu đường dễ bị lở loét, hoại tử khi ngâm chân với nước nóng có bổ sung những loại lá thuốc không rõ nguồn gốc.
Vị chuyên gia này cho biết thêm, tốt nhất chúng ta nên ngâm chân với nước ấm chừng 40 độ C, thời điểm ngâm chân hay massage chân tốt nhất là trước khi đi ngủ với thời gian ngâm không quá 20 phút. Ngâm chân nên kết hợp massage để đạt hiệu quả cao hơn. Sau khi xong cần lau sạch bằng khăn khô, ủ ấm chân vào chăn để tránh lạnh. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xem tình trạng sức khỏe có phù hợp để ngâm chân hay không để đạt hiệu quả tốt nhất, tránh biến chứng rủi ro.