200 lượt chuyển tiền nhưng không hề có 1 tin nhắn

Cuối năm 2016, người phụ nữ họ Lý ở Quảng Đông, Trung Quốc đến ngân hàng tại địa phương để rút 10 triệu NDT (khoảng hơn 34 tỷ đồng) tiền tiết kiệm mà cô đã gửi vào 4 tháng trước đó. Tuy nhiên, sau khi nhân viên kiểm tra liền thông báo với bà trong tài khoản không hề có khoản tiền 10 triệu NDT nào, mà chỉ có đúng 62 NDT (khoảng 200.000 đồng). Khoảng cách chênh lệch giữa 2 con số quá lớn khiến cô Lý bàng hoàng không nói nên lời.

Thậm chí, nhân viên còn nói thêm đúng là ban đầu tài khoản của bà có 10 triệu NDT, tuy nhiên hệ thống ghi nhận số tiền đó đã được thanh toán hoặc chuyển khoản nhiều lần. Phía ngân hàng cho rằng đây là hoạt động chi tiêu và khấu trừ bình thường, không hề liên quan đến vấn đề lỗi hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, cô Lý cho biết không hề nhận được tin nhắn thông báo biến động số dư nào trong suốt thời gian qua.

Cảm thấy sự việc quá vô lý, cô Lý yêu cầu nhân viên gọi giám đốc chi nhánh ngân hàng ra làm việc. Họ tiếp tục kiểm tra được tài khoản của cô Lý đã có hoạt động chuyển tiền đi tổng cộng 200 lần trong vòng 4 tháng. Toàn bộ số tiền đều được chuyển về cho một công ty có địa điểm ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Nhưng cô Lý khẳng định mình không hề giao dịch hay kinh doanh với ai ở khu vực này.

Lúc này, cô Lý sực nhớ ra thời điểm gửi tiền, có một nhân viên nam họ Ngụy nhận là quản lý cấp cao đã hỗ trợ cô thực hiện thủ tục. Người họ Ngụy này nói rằng do số tiền cô Lý gửi có giá trị lớn nên sẽ được xếp vào danh sách VIP của ngân hàng, được hưởng lãi suất ưu đãi hơn so với người khác. Tuy nhiên, phía ngân hàng cho biết nhân viên họ Ngụy đã xin thôi việc từ 4 tháng trước.

Mọi việc đi vào bế tắc khi phía ngân hàng và cô Lý đều cho rằng số tiền lớn bị thất thoát này là lỗi của đối phương. Cô Lý quyết định mời luật sư và cảnh sát địa phương cùng đến trụ sở ngân hàng để làm rõ sự việc.

Người phụ nữ gửi tiết kiệm 34 tỷ đồng, 4 tháng sau chỉ còn đúng 200 nghìn đồng, ngân hàng tuyên bố: "Chị đã có hơn 200 giao dịch" - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Phán quyết cuối cùng của tòa án

Cảnh sát yêu cầu ngân hàng hợp tác liên hệ với nhân viên họ Ngụy, nhưng sau nhiều lần gọi điện cho cả người này và gia đình anh ta thì vẫn không nhận được hồi âm. Dựa trên thông tin mà ngân hàng cung cấp, cảnh sát phát hiện nhân viên họ Ngụy đã có hành vi lợi dụng chức vụ quản lý để chiếm đoạt tiền gửi của các khách hàng và cô Lý là một trong những nạn nhân.

Với chiêu trò đưa ra lãi suất ưu đãi, nhân viên họ Ngụy lấy được niềm tin của khách hàng và đồng ý cho anh ta trực tiếp hỗ trợ làm thủ tục. Trên thực tế, những khoản tiền vừa gửi vào tài khoản của khách hàng đã bị Viên Quân thực hiện thủ thuật, chuyển sang tài khoản của một công ty ma ở Vũ Hán. Mặt khác, phía hệ thống ngân hàng sẽ chỉ ghi nhận rằng khách hàng đã chi tiêu và chuyển tiền cho nơi khác như những giao dịch chuyển khoản bình thường. 

Cảnh sát địa phương ở tỉnh Quảng Đông ngay lập tức truy tìm nhân viên họ Ngụy và đưa người này về chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên, nhân viên họ Ngụy khai rằng số chiếm đoạt của các nạn nhân đều đã bị tiêu hết. Với tư cách là nạn nhân, cô Lý cho rằng ngân hàng địa phương cũng phải chịu trách nhiệm và kiện ngân hàng này ra tòa.

Mặc dù tất cả hoạt động phi pháp xuất phát từ cá nhân của nhân viên họ Ngụy, hệ thống không ghi lại nên ngân hàng không hề hay biết sự cố đã xảy ra. Nhưng tòa án xét thấy vụ việc có tính chất nghiêm trọng, khách hàng chịu thiệt hại lớn, nên đã đưa ra phán quyết ngân hàng phải đền bù cho cô Lý 50% số tiền gửi.

Sau sự việc đáng tiếc, tòa án và cảnh sát tỉnh Sơn Đông cũng đưa ra lời nhắc nhở: Các khách hàng có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm hay sử dụng gói quản lý tài chính ở ngân hàng hay bất kỳ cơ sở nào cũng cần phải cảnh giác khi được nhân viên trao đổi riêng. Đừng vội tin tưởng vào những lời chào mời gửi tiền với lãi suất cao, để tránh bị lợi dụng hoặc sập bẫy lừa đảo như trường hợp trên. Mặt khác, các ngân hàng cần kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động công việc của các nhân viên, tránh trường hợp nhân viên lợi dụng chức vụ để trục lợi như người họ Ngụy nói trên.

(Theo Baijiahao)