Bà Vương cho rằng bản thân đã giữ sức khỏe tốt trong 64 năm qua. Nhưng, đến năm 65 tuổi, ngay sau chỉ vừa hoàn thành ca phẫu thuật ung thư phổi và ung thư ruột kết, người ta phát hiện bà có nhiều nốt tuyến giáp trong một cuộc kiểm tra định kỳ sau phẫu thuật.

Người phụ nữ mắc ba bệnh ung thư liên tiếp trong một năm, bác sĩ chỉ ra hai thứ có thể là "hung thủ" - Ảnh 1.

Bác sĩ Wu Yueguang thuộc Bệnh viện Phụ sản Hàng Châu cho biết, sau khi kiểm tra siêu âm và phát hiện điều bất thường, các bác sĩ đã lập tức yêu cầu bà Vương tiến hành thêm các xét nghiệm chuyên sâu. Cuối cùng đưa ra kết luận bà mắc ung thư biểu mô tuyến giáp dạng nhú.

Bác sĩ chỉ ra rằng, việc bệnh nhân mắc hai loại bệnh ung thư trở lên cùng lúc không phải chuyện lạ. Ví dụ như ung thư tuyến giáp kết hợp với ung thư vú hay ung thư vú kết hợp với ung thư phổi. Tuy nhiên, tương đối hiếm gặp những bệnh nhân như cô Vương, mắc phải ba căn bệnh ung thư cùng một lúc và tất cả đều độc lập với nhau.

Tình trạng của bà Vương liên quan chặt chẽ đến yếu tố di truyền trong gia đình và môi trường (môi trường sống hàng ngày, thói quen sinh hoạt không tốt, mệt mỏi kéo dài). Được biết trước đó, chị gái của bà Vương đã tử vong vì ung thư buồng trứng.

Qua trường hợp của bà Vương, bác sĩ Wu Yueguang cũng khuyến cáo những người trên 45 tuổi nên đi khám định kỳ, bao gồm cả khám tuyến giáp và vú. Nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường thì nên điều trị càng sớm càng tốt.

Ung thư liệu có "lây" giữa những người trong gia đình?

Nhiều trường hợp những người trong cùng một gia đình cùng mắc ung thư. Tuy nhiên, cần khẳng định, ung thư không phải một loại bệnh lây nhiễm, không thể truyền từ người này sang người khác bằng cách hít thở cùng một không khí, dùng chung bàn chải đánh răng, chạm, hôn hoặc quan hệ tình dục...

Người phụ nữ mắc ba bệnh ung thư liên tiếp trong một năm, bác sĩ chỉ ra hai thứ có thể là "hung thủ" - Ảnh 2.

Điều này có thể loại bỏ tâm lý lo sợ với bệnh nhân và gia đình của họ.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới. Ung thư là một trong 4 loại bệnh không lây nhiễm phổ biến gồm: tim mạch, đái tháo đường, ung thư và các bệnh hô hấp mãn tính.

Ung thư là sự phát triển không kiểm soát của tế bào, có thể xâm lấn và di căn đến các vị trí xa của cơ thể. Xảy ra khi một tế bào mắc lỗi trong bộ máy DNA hoặc các bộ phận khác, khiến nó phát triển và phân chia ngoài tầm kiểm soát.

Hệ thống miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh có khả năng phát hiện và tiêu diệt các tế bào này. Do đó ngoại trừ một vài trường hợp ngoại lệ hiếm hoi, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ nhận ra và tiêu diệt bất kỳ tế bào lạ nào, bao gồm cả tế bào ung thư từ người khác.

Dù ung thư có tính di truyền trong gia đình, nhưng đó không phải là lây truyền mà nguy cơ này có liên quan đến các đặc điểm di truyền hoặc các yếu tố phơi nhiễm.

Những tác nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư

Điều cần lưu ý rằng, bệnh ung thư có nguồn gốc từ nhiều yếu tố như tiếp xúc với chất gây ung thư, ức chế miễn dịch, yếu tố di truyền, lối sống và có thể kết hợp với nhiễm trùng, mà tác nhân có thể lây nhiễm sang người khác, làm tăng nguy cơ gây ung thư.

Ví dụ như:

- Virus HPV lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất và có liên quan đến ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư dương vật, ung thư âm đạo và ung thư đầu và cổ

- Virus viêm gan B và viêm gan C: liên quan đến ung thư gan

- H. pylori: Nhiễm H. pylori có liên quan đến ung thư dạ dày

- HIV: Một số loại ung thư liên quan đến ức chế miễn dịch

Vì vậy, cần có một lối sống lành mạnh, sử dụng các thực phẩm tốt cho sức khoẻ, nâng cao sức đề kháng, thực hành tình dục an toàn cũng như sử dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm các tác nhân này.

Nguồn: HK01